Ứng dụng phương pháp STEAM cho trẻ mầm non chuẩn Nhật Bản

Phương pháp STEAM cho trẻ mầm non là một chương trình giáo dục đang được áp dụng rộng rãi ngày nay. Phương pháp này có thể giúp trẻ phát triển toàn diện về kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp trẻ có thêm những kinh nghiệm thực tế để ứng dụng vào cuộc sống. Cụ thể STEAM là gì và có gì khác biệt so với mô hình giảng dạy truyền thống? Cùng GSP tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

Phương pháp STEAM là gì?

Phương pháp STEAM cho trẻ mầm non là chương trình học giúp phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo và mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho trẻ trong tương lai. Ngày nay, phương pháp này được áp dụng tại nhiều trường quốc tế tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

phương pháp STEAM cho trẻ mầm non
Phương pháp STEAM cho trẻ mầm non là phương pháp gì?

Thêm vào đó, bằng các kiến thức và kỹ năng tổng hợp từ những chủ đề thuộc 5 lĩnh vực, chương trình STEAM mầm non còn giúp trẻ có thể phát triển tư duy đa chiều và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả. Trong chương trình, mỗi bài học đều là các chủ đề, tình huống thực tế cuộc sống, đòi hỏi các em cần phải vận dụng các kiến thức đã học để đưa ra giải pháp cho vấn đề.

Các yếu tố của phương pháp STEAM bao gồm:

Science (Khoa học)

Giúp trẻ em hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh thông qua các hoạt động thực tế và thí nghiệm khoa học. Các bé sẽ được khuyến khích đặt câu hỏi, tìm hiểu và giải thích các hiện tượng khoa học trong cuộc sống.

Technology (Công nghệ)

Với lĩnh vực này khi, ứng dụng phương pháp STEAM trong trường mầm non các em sẽ hiểu rõ hơn về công nghệ và cách nó hỗ trợ cho cuộc sống của chúng ta. Trẻ sẽ được học cách sử dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm để giải quyết các vấn đề trong đời sống hàng ngày.

Engineering (Kỹ thuật)

Hỗ trợ trẻ học cách thiết kế và xây dựng các sản phẩm từ những vật liệu đơn giản. Trẻ sẽ được khuyến khích tư duy sáng tạo và phát triển khả năng giải quyết vấn đề.

Art (Nghệ thuật)

Lĩnh vực này của chương trình STEAM mầm non sẽ giúp trẻ phát triển khả năng thẩm mỹ và tư duy sáng tạo. Trẻ sẽ được khuyến khích trải nghiệm với các loại vật liệu và kỹ thuật để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Math (Toán học)

Giúp các bé hiểu về số học và cách nó liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Trẻ sẽ được học cách tính toán và giải quyết các vấn đề số học đơn giản

Lợi ích của phương pháp STEAM cho trẻ mầm non

Rèn luyện kỹ năng tư duy logic

Thông qua các hoạt động thực tế và thí nghiệm khoa học của phương pháp STEAM cho trẻ mầm non, trẻ sẽ được khuyến khích đặt câu hỏi, tìm hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống. Từ đó rèn luyện được khả năng tư duy logic, cách phân tích, nhận định và dự đoán kết quả sẽ xảy ra để có được cách giải quyết vấn đề hợp lý.

phương pháp STEAM cho trẻ mầm non
Rèn luyện kỹ năng tư duy logic

Phát triển tư duy sáng tạo

Khi ứng dụng phương pháp STEAM trong trường mầm non, các bé sẽ được tự do tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm thực tế,… Trẻ được thỏa thích vui chơi cùng bạn bè và thầy cô, mang đến không khí học tập vui vẻ, sôi nổi thông qua những tiết học lý thuyết thú vị kết hợp thực hành đầy bổ ích. Nhờ đó, các bé có thể tiếp thu được kiến thức dễ dàng hơn.

STEAM giúp phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Các chương trình giáo dục áp dụng phương pháp STEAM luôn xây dựng các bài học tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội làm việc hợp tác theo nhóm với bạn bè xung quanh. Các bé sẽ cùng đóng góp ý kiến để tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề đặt ra. Qua đó, đối với mỗi bài học trẻ sẽ được tiếp thu kiến thức dưới nhiều góc độ khác nhau và có thể phát triển kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

phương pháp STEAM cho trẻ mầm non
STEAM giúp phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Truyền đam mê, tạo cảm hứng 

Phương pháp STEAM giúp trẻ tăng cường sự quan tâm và đam mê với khoa học, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật thông qua các hoạt động thí nghiệm thực tế. Từ đó, trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp trong tương lai.

Cách thức ứng dụng phương pháp STEAM trong trường mầm non

Để áp dụng phương pháp STEAM cho trẻ mầm non đạt hiệu quả tốt nhất, giáo viên và người chăm sóc cần chú ý đến các yếu tố sau:

Tạo dựng môi trường học tập hấp dẫn, thú vị, không nhàm chán

Môi trường học tập thân thiện và đầy hứng thú sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tập trung hơn vào các hoạt động STEAM. Giáo viên cần tạo ra một môi trường học tập đầy màu sắc và đa dạng để mang đến cho trẻ khả năng sáng tạo và tinh thần tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh.

Cung cấp đầy đủ tài liệu và thiết bị hỗ trợ

Các tài liệu và thiết bị hỗ trợ là vô cùng quan trọng, do đó cần phải chuẩn bị đầy đủ các công cụ, tài liệu để trẻ có thể thực hiện các hoạt động hay thí nghiệm STEAM hiệu quả.

phương pháp STEAM cho trẻ mầm non
Cung cấp đầy đủ tài liệu và thiết bị hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm: Tài liệu STEAM mầm non hữu ích cho giáo viên mầm non

Tạo ra các hoạt động thực tế và thí nghiệm khoa học

Các hoạt động thực tế và thí nghiệm khoa học là cốt lõi của phương pháp STEAM. Chính vì vậy, giáo viên cần thiết kế các chương trình hoạt động thú vị và phù hợp, chẳng hạn như:

  • Thử nghiệm vật liệu: Trẻ có thể được cung cấp các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bong bóng, tăm tre, que kem, và được yêu cầu thử nghiệm và khám phá các tính chất của chúng, chẳng hạn như độ bền, độ dẻo,…
  • Xây dựng cầu: Trẻ có thể được yêu cầu xây dựng một cây cầu bằng giấy, que kem, dây thừng, và được thử nghiệm độ bền bằng cách đặt vật nặng lên nó.

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và suy nghĩ ra giải pháp

Phương pháp STEAM cho trẻ mầm non nhằm hỗ trợ trẻ phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Do đó, giáo viên cần khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, tìm hiểu và giải thích các hiện tượng khoa học trong cuộc sống và hướng dẫn trẻ đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề đó.

Giới thiệu về Gakken STEAM Program (GSP)

Chương trình Gakken STEAM Program là một chương trình giáo dục STEAM được phát triển bởi Tập đoàn Gakken Holdings – một trong những tập đoàn Nhật Bản với hơn 70 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục. Mục tiêu của GSP là khai thác và phát triển những khả năng phi nhận thức của trẻ, chẳng hạn như trí tò mò, tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm và sự sáng tạo vô hạn.

phương pháp STEAM cho trẻ mầm non
Hội thảo giới thiệu về Gakken STEAM Program

Chương trình Gakken STEAM Program đã được Việt hoá kỹ lưỡng để phù hợp với văn hoá và giáo dục mầm non tại Việt Nam, và được cung cấp cho các trường mầm non cùng những giáo viên trang bị đầy đủ kinh nghiệm đã được Gakken chứng nhận.

Gakken STEAM Program gồm hai chuỗi giờ học xuyên suốt năm học, tổng cộng 44 tiết, bao gồm:

Chuỗi giờ học khoa học

Các em sẽ được thực hiện các thí nghiệm khoa học thú vị, hấp dẫn để khám phá các hiện tượng tự nhiên và nhận biết các nguyên lý khoa học đằng sau chúng. Điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, suy luận và đưa ra giải pháp cho các vấn đề.

Chuỗi giờ học lập trình

Các em sẽ được làm quen với ngôn ngữ lập trình Scratch Jr, một ngôn ngữ lập trình chuyên dành cho trẻ em. Trẻ sẽ biết cách sử dụng các khối lệnh để tạo ra các câu chuyện, hoạt cảnh hay trò chơi trên máy tính bảng. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy logic, sáng tạo và làm việc nhóm.

Lời Kết

Trên đây là những chia sẻ của KiddiHub về lợi ích của phương pháp STEAM cho trẻ mầm non nói chung và chương trình GSP (Gakken STEAM Program) nói riêng – mô hình giáo dục mang đến cho trẻ mầm non nền tảng kiến thức vững chắc cũng như khơi gợi nhiều cảm hứng, đam mê học tập và khám phá thế giới xung quanh. Hi vọng với bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về STEAM và lựa chọn cho con em mình phương pháp học tập phù hợp để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện cả trí tuệ lẫn thể chất.

Đọc thêm: Giáo án STEAM khám phá quả trứng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *