Giáo án STEAM làm chuông gió phát ra âm thanh thú vị cho bé

Giáo án STEAM làm chuông gió là một trong những hoạt động giáo dục thú vị, bổ ích cho sự phát triển của trẻ mầm non. Với giáo án này, trẻ sẽ có cơ hội trải nghiệm và học hỏi những kiến thức mới mẻ. Hãy cùng GSP tìm hiểu sâu hơn về dự án này qua bài viết sau đây nhé!

STEAM là gì?

STEAM là một phương pháp giáo dục liên ngành tiên tiến, hiện đại. Phương pháp giáo dục này được thực hiện với mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng liên quan đến 5 bộ môn: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) cùng với Toán học (Mathematics).

giáo án STEAM làm chuông gió
STEAM – Phương pháp giáo dục hiện đại bắt nguồn từ Hoa Kỳ

Phương pháp này trước đây là STEM nhưng hiện nay đã được cải thiện, phát triển trở thành STEAM bằng cách bổ sung yếu tố nghệ thuật. Vì thế, phương pháp giáo dục STEAM đã trở nên hoàn thiện, toàn diện hơn. STEAM xuất phát từ Hoa Kỳ và dần phát triển ra các nước khác trên thế giới. Và ngày nay, đây được xem là một phương pháp giáo dục tiên tiến, giúp học sinh trở nên chủ động và sáng tạo hơn trong thời đại 4.0.

Các bài học, dự án, hoạt động thuộc phương pháp STEAM đều giới thiệu các tình huống mang tính thực tế, nhằm kích thích trí tưởng tượng, tính tò mò của các em học sinh. Qua đó, các em sẽ dần nâng cao, hoàn thiện các kỹ năng; có cơ hội khám phá và biết cách giải quyết những vấn đề xung quanh mình qua nhiều góc nhìn khác nhau.

Giáo án STEAM làm chuông gió

Ứng dụng dạy học theo giáo án STEAM làm chuông gió trong hoạt động tại trường theo phương pháp là  “học thông qua thực hành” và “học thông qua làm dự án”.

Tên hoạt động học

S – khoa học

  • Tìm hiểu về cấu tạo, cơ cấu hoạt động của chuông gió

E – kỹ thuật

  • Thực hành làm chuông gió

A – nghệ thuật

  • Sử dụng nét vẽ trang trí chuông gió

M – toán

  • Đếm số lượng dây chuông
  • Đo các dây chuông bằng nhau
giáo án STEAM làm chuông gió
Thông qua hoạt động STEAM làm chuông gió bé học được gì?

Mục đích yêu cầu

Kiến thức

  • Hoạt động STEAM làm chuông gió sẽ cho các em biết tên các nguyên vật liệu và hiểu rõ quy trình để làm cái chuông gió.
  • Trẻ hiểu được cách thắt nút dây.
  • Trẻ hiểu rõ được các thông tin liên quan đến sản phẩm của mình.

Kỹ năng

  • Thông qua dự án thêm làm chuông gió, trẻ sẽ có thể kể tên các nguyên vật liệu làm chuông gió.
  • Trẻ có thể nói đúng cách thắt nút dây cũng như trực tiếp thực hiện các thao tác.
  • Trẻ có thể trình bày, thuật lại quá trình làm ra sản phẩm của mình.
  • Trẻ có thể nêu ra suy nghĩ, ý tưởng của mình và tự đặt tên cho sản phẩm.

Thái độ

  • Có tinh thần đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn khi tham gia các hoạt động nhóm.
  • Trẻ yêu thích, tích cực và chủ động tham gia hoạt động STEAM làm chuông gió.
  • Trẻ được hình thành thói quen biết vệ sinh, dọn dẹp đồ gọn gàng sau khi làm việc.

Chuẩn bị đồ dùng

Chuẩn bị đồ dùng cho cô

Giáo án STEAM làm chuông gió đã chỉ ra các đồ dùng cần thiết mà giáo viên cần phải chuẩn bị trước khi thực hiện hoạt động này.

giáo án STEAM làm chuông gió
Chuẩn bị đồ dùng cho giáo án STEAM làm chuông gió
  • Các bài hát không lời, bài hát về động vật.
  • Một số sản phẩm gợi ý, làm mẫu cho trẻ.
    • Chuông gió làm từ ống nhôm
    • Chuông gió làm từ vỏ ngao, vỏ sò
    • Chuông gió làm từ ống tre, ống trúc
  • Video hướng dẫn thắt nút dây cụ thể, chi tiết và dễ hiểu.

Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ

Ngoài giáo viên, các em học sinh cũng cần phải chuẩn bị một số nguyên vật liệu, đồ dùng để tham gia vào hoạt động STEAM làm chuông gió.

  • Vỏ ngao, vỏ sò, ống tre, ống trúc, vỏ lon bia, dây dù, ống nhôm, chai nhựa,….
  • Giá để trưng bày sản phẩm.
  • Khay/ Hộp đựng đồ dùng.

Tìm hiểu thêm: Bài thu hoạch STEAM mầm non đầy đủ nhất

Cách tiến hành

Ổn định tổ chức

Giáo án STEAM làm chuông gió đã đưa ra các hoạt động của giáo viên nhằm ổn định tổ chức trước khi chính thức bắt đầu hoạt động.

  • Trước tiên, giáo viên cần giới thiệu các vị khách mời tham gia, quan sát hoạt động này của trẻ và cô: giáo viên khác, ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh,…
  • Khởi động bằng cách cho trẻ quan sát và tìm kiếm, phát hiện ra những đồ vật mới có trong lớp học.
  • Đặt câu hỏi giúp trẻ tư duy, thể hiện sự hiểu biết của mình về “chuông gió”: “Tại sao gọi là chuông gió?”

Vì khi có gió thổi vào thì đồ vật đó sẽ phát ra những âm thanh như tiếng chuông, vang lên trong trẻo trong không gian. 

giáo án STEAM làm chuông gió
Bắt đầu giáo án tạo hình làm chuông gió

Bên cạnh đó, giáo án làm chuông gió cũng đề cập đến hoạt động của học sinh trong quá trình ổn định tổ chức.

  • Khi giáo viên giới thiệu về khách, trẻ chào khách, nhiệt liệt hoan nghênh.
  • Trẻ lắng nghe câu hỏi, quan sát và đưa ra câu trả lời.
  • Trẻ lắng nghe lời giải thích của giáo viên.

Phương pháp, hình thức tổ chức

Trước hết, giáo án tạo hình làm chuông gió đã đề ra hình thức triển khai của giáo viên là quan sát và gợi ý cho trẻ. Giáo viên mang đến lớp, giới thiệu cho các bé về những chiếc chuông gió xinh xắn. Hỏi và lắng nghe cảm nhận của học sinh về chuông gió (nguồn gốc, cấu tạo, cách sắp xếp, mục đích,…)

Giáo viên lắng nghe và tổng hợp lại các câu trả lời của học sinh. Sau đó sẽ đưa ra những câu trả lời chính xác cho học sinh.

  • Giới thiệu về kỹ năng khó và quy trình làm chuông gió

Dùng các từ ngữ nhấn mạnh, thu hút sự chú ý của học sinh và giới thiệu cho học sinh kỹ năng khó – thắt nút dây.

” Các con ơi! Các đồ vật xinh xắn trên cùng một sợi dây của chuông gió có khoảng cách với nhau. Làm thế nào để có những khoảng cách đều như vậy nhỉ?”

” Các con cùng chú ý cô hướng dẫn cách thắt nút dây nhé!”

  • Giới thiệu về nguyên vật liệu có sẵn

” Hôm nay, cô trò chúng mình sẽ làm chuông gió từ những nguyên liệu có sẵn này. Đó là: vỏ ngao, ống tre, ống nhôm,…”

” Các con hãy hợp thành 1 nhóm rồi cùng nhau thực hiện nhé.” (5 em/1 nhóm)

  • Hỏi ý tưởng và kích thích tư duy của trẻ

” Các nhóm hãy thảo luận với nhau và lựa chọn các vật liệu cần thiết chính cho nhóm của mình nhé.”

” Sau khi đã thảo luận xong, bạn nhóm trưởng hãy lên nhận nguyên liệu về nhóm mình. Các bạn hãy cùng nhau thực hiện ý tưởng của mình nhé.”

  • Trẻ trực tiếp thực hiện hoạt động

Phần tiếp theo của giáo án làm chuông gió, cô cho các bé tự tiến hành thực hiện làm chuông gió. Trong quá trình này, cô sẽ đi đến từng nhóm, gợi ý và hướng dẫn các bé thực hiện, giúp đỡ, cổ vũ trẻ phát huy tính sáng tạo, đồng thời nhắc nhở về việc giữ gìn vệ sinh gọn gàng. Nhưng có một điều các cô cần lưu ý, trước khi tiến hành giúp đỡ trẻ hãy khuyến khích các bé tự giúp đỡ lẫn nhau. Việc này sẽ rèn luyện cho bé khả năng hợp tác, làm việc nhóm.

giáo án STEAM làm chuông gió
Cho các bé trực tiếp thực hành làm chuông gió
  • Trưng bày và nhận xét sản phẩm cuối cùng:

Sau khi đã hoàn thiện sản phẩm, các nhóm học sinh sẽ lên trình bày về sản phẩm của mình, giới thiệu tên của sản phẩm do nhóm nghĩ ra. Thuật lại quy trình các con làm ra sản phẩm, có gặp khó khăn gì hay không, nếu có thì các bé đã khắc phục như thế nào, liệu rằng các con còn có muốn chỉnh sửa phần nào của sản phẩm nữa không,…

Sau đó giáo viên sẽ tổng kết lại, đưa ra những lời khen ngợi thành quả của trẻ và động viên, khuyến khích làm tốt hơn ở những lần sau.

Kết thúc

Ở phần kết thúc hoạt động STEAM làm chuông gió, giáo viên và học sinh cùng nhau dọn dẹp lại lớp học.

Những lợi ích phương pháp giáo dục STEAM mang lại cho trẻ

Giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng quan trọng

  • Kỹ năng quan sát: Phương pháp STEAM giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát, phát hiện ra bản chất của vấn đề, hiện tượng. Từ đó, các em có thể đưa ra những ý tưởng mới, cách đối diện với vấn đề thích hợp.
  • Kỹ năng đặt câu hỏi: Trước khi bắt đầu dự án, học sinh sẽ được yêu cầu đặt ra các câu hỏi liên quan đến chủ đề chung. Qua đây, các em có cơ hội rèn luyện tư duy phản biện. Thông qua bài học, các em sẽ được dự đoán, phân tích câu trả lời.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Phương pháp STEAM này phát triển khả năng làm việc theo nhóm và hợp tác, làm việc cùng bạn bè. Giáo án STEAM, trong đó có giáo án STEAM làm chuông gió luôn đề cao việc đóng góp ý kiến của các em học sinh, cùng nhau làm việc và tìm ra được giải pháp.
giáo án STEAM làm chuông gió
STEAM – Giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng quan trọng

Truyền cảm hứng học tập, khơi gợi sự tò mò, muốn khám phá ở trẻ

Một trong những điểm mạnh của phương pháp STEAM là khả năng truyền cảm hứng học tập cho trẻ. Đối với phương pháp này, các em không cần phải học quá nhiều về lý thuyết nhưng vẫn có thể nắm rõ các nội dung cốt lõi thông qua các hoạt động, nghiên cứu,… để tự suy ra. Áp dụng STEAM vào quá trình giảng dạy sẽ giúp cho trẻ khơi dậy niềm đam mê học tập, chủ động trong việc tìm kiếm, mở rộng kiến thức.

Mong rằng qua những chia sẻ trên đã giúp các ba mẹ, các giáo viên hiểu rõ hơn về giáo án STEAM làm chuông gió – một trong những hoạt động nổi bật của STEAM. Các ba mẹ, thầy/cô hãy nhanh tay áp dụng bài học này với bé yêu nhà mình nhé. Và nếu bạn cần tư vấn thêm về Gakken STEAM Program – chương trình học được biên soạn riêng cho trẻ mầm non Việt Nam thì hãy liên hệ ngay với KiddiHubGSP (Gakken STEAM Program) để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Xem thêm: Dạy học theo phương pháp STEAM chuẩn nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *