Dự án steam mầm non là như thế nào? Đặc điểm nổi trội mà bạn nên biết

Dự án STEAM mầm non hay phương pháp STEAM mầm non, chương trình giáo dục STEAM mầm non đã là những khái niệm không còn quá mới lạ. Nói một cách dễ hiểu hơn, đây là phương pháp giáo dục trẻ mầm non giúp trẻ phát triển sự sáng tạo và mở ra cho trẻ nhiều các cơ hội nghề nghiệp hơn trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về dự án STEAM mầm non, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Dự án Steam mầm non là như thế nào? Mục đích của phương pháp giáo dục này là gì?

Dự án STEAM mầm non là phương pháp giáo dục tích hợp của 5 môn học bao gồm: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học được viết tắt là STEAM theo tên tiếng anh của cả 5 môn học này.

Dự án STEAM cũng giống như các dự án khác, là một tập hợp các hoạt động STEAM có liên quan tới nhau như giảng dạy STEAM, ngày hội STEAM, thực hành STEAM, giáo an STEAM hoặc có cả câu lạc bộ STEAM,… Tất cả các hoạt động của này đều nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra nguồn nhân lực sáng tạo, có thể đáp ứng nhu cầu làm việc trong thời đại 4.0.

dự án STEAM mầm non
Dự án Steam mầm non là gì? Mục đích của phương pháp này là như thế nào?

Dự án STEAM mầm non được thực hiện theo phương pháp riêng gọi là phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non. Nguồn nhân lực thực hiện dự án này chính là những giáo viên đã được đào tạo về STEAM một cách bài bản để đem lại sự đổi mới trong quá trình dạy và học, từ đó giúp thu về được kết quả tốt nhất.

Đặc điểm nổi trội mà chương trình giáo dục STEAM mầm non đem lại cho trẻ nhỏ

Phương pháp giáo dục STEAM mầm non có rất nhiều các đặc điểm nổi trội, tốt cho trẻ nhỏ trong quá trình phát triển. Một số đó có thể kể đến như:

  • Có mục đích rõ ràng: Như đã đề cập ở phần trên, dự án này được triển khai nhằm mục đích tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu làm việc trong thời buổi hiện đại 4.0.

  • Có thời gian triển khai rõ ràng: Dự án STEAM thông thường sẽ được triển khai trong vài tháng hoặc vài năm, việc thời gian triển khai dự án còn phụ thuộc rất nhiều vào mục đích, độ khả thi, khả năng tài chính thực hiện dự án và nguồn nhân lực của đơn vị triển khai.

  • Dự án có nội dung đặc biệt: Các đơn vị triển khai chương trình giáo dục STEAM rất cần chú ý tới nội dung dự án STEAM. Việc tạo ra tiết học STEAM với tư duy khác biệt, độc đáo và khả thi chính là điều quan trọng nhất để tạo ra sự nổi trội và đặc biệt của chương trình này. Dự án STEAM mầm non cần đảm bảo được mục đích cuối cùng là đem đến giá trị sử dụng thực tiễn cho người học.

  • Môi trường năng động: Độ thành bại của dự án STEAM phụ thuộc rất nhiều vào sự hưởng ứng của người học.

dự án STEAM mầm non
Phương pháp giáo dục hiện đại giúp trẻ phát triển các kỹ năng mềm

Lợi ích của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non đem lại nhiều lợi ích dành cho các em nhỏ. Vậy cụ thể hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Hình thành và phát triển được các kỹ năng cần thiết

Lợi ích đầu tiên mà không thể không kể đến của phương pháp giáo dục STEAM mầm non chính là hình thành và giúp trẻ phát triển được các kỹ năng cần thiết không thể thiếu như kỹ năng đặt vấn đề, kỹ năng truy vấn, kỹ năng quan sát và kỹ năng hợp tác. Kỹ năng nào cũng rất tốt và cần thiết cho trẻ trong quá trình trẻ phát triển, khôn lớn.

dự án STEAM mầm non
Các kỹ năng mềm sẽ giúp ích cho các em ở tương lai rất nhiều

Đọc thêm: Tài liệu STEAM mầm non hữu ích cho giáo viên mầm non

Truyền cảm hứng đổi mới học tập cho trẻ

Khơi gợi cảm hứng học tập cho trẻ nhỏ là yếu tố rất quan trọng làm nên sự thành công của chương trình giáo dục STEAM mầm non. Quá trình học tập đầy hứng khởi sẽ giúp trẻ vừa tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng hữu ích, lại vừa thỏa sức vui chơi.

dự án STEAM mầm non
Trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn với việc học khi áp dụng các bài giảng trò chơi thực tế

Sau mỗi tiết học STEAM mầm non, các bé có thể dễ dàng vận dụng được các kiến thức mình đã được học vào cuộc sống hàng ngày bởi phương pháp giáo dục STEAM có tính ứng dụng vào thực tiễn rất cao. Chính vì lý do này mà các dự án STEAM mầm non được rất nhiều giáo viên, phụ huynh và cả các bé yêu thích, ngày càng được áp dụng rộng rãi tại các trường học, trung tâm giáo dục cả tư lẫn công.

Hình thức vừa học vừa chơi

Hình thức vừa học vừa chơi trong giáo án STEAM giúp trẻ phát triển tốt khả năng sáng tạo. Trong mỗi tiết học luôn có không khí vui vẻ, sôi nổi nhờ sự kết hợp thú vị giữa lý thuyết và thực hành. Chương trình giáo dục STEAM sẽ khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê ham học hỏi, khám phá điều mới ở trẻ mầm non, nhờ vậy mà trẻ sẽ chủ động hơn trong việc học tập, phát huy được tối đa khả năng tư duy logic và năng lực giải quyết vấn đề.

Tham khảo giáo án STEAM của GSP

Hãy cùng GSP tham khảo ngay 1 vài giáo án, tiết học Steam mầm non đơn giản nhưng không kém phần thu hút, hấp dẫn và đầy bổ ích dưới đây nhé.

Giáo án GSP – Khám phá các bộ phận trên cơ thể người

Thực hiện thí nghiệm và tìm hiểu về chủ đề “bộ phận trên cơ thể người”. Giáo án Steam mầm non tại GSP sẽ có chi tiết cụ thể như sau:

  • Mục đích yêu cầu đưa ra: Trẻ sẽ được tìm hiểu về đặc điểm trên cơ thể của người. Bé sẽ sử dụng một số dụng cụ để khám phá cơ thể và giác quan. Biết tô màu cho các bộ phận, ghi nhớ bằng cách vẽ.
  • Kĩ năng khác: Trẻ sẽ có khả năng quan sát, nhận xét các giác quan
  • Chuẩn bị đồ dùng: Cô và trò sẽ chuẩn bị đồ dùng riêng cho buổi thực hành.
  • Tổ chức sự kiện: Cô trò sẽ có sự liên kết, cô đặt câu hỏi những vấn đề xoay quanh chủ đề “bộ phận cơ thể người”.
  • Trò chơi: Cô và trò sẽ cùng nhau chơi những trò chơi xoay quanh vấn đề bài học hôm nay, cô trò liên kết lại với nhau, từ đó sẽ cải thiện tính chủ động cho trẻ.
  • Kết luận: Cô đưa ra những nhận xét, góp ý trong giờ học cho trẻ, biểu dương những bạn có thái độ tích cực trong quá trình thực hành.

Giáo án GSP – Thực hành hoạt động: Thiết kế thiệp dành tặng mẹ

Tìm hiểu và thực hiện “thiết kế thiệp dành tặng mẹ” với chủ đề nghệ thuật. Giáo án Steam thiết kế này của GSP sẽ có chi tiết cụ thể như sau:

  • Mục đích yêu cầu đưa ra: Trẻ sẽ biết làm cái thiệp tặng mẹ, sẽ được làm quen với các dụng cụ làm thiệp. Bài học này sẽ trang bị cho con 4 kỹ năng: Công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học.
  • Chuẩn bị đồ dùng: Cô và trò sẽ chuẩn bị đồ dùng riêng cho buổi thực hành.
  • Tổ chức sự kiện: Cô trò sẽ có sự liên kết, cô giáo sẽ cùng trò tìm hiểu về các nguyên liệu để làm ra chiếc thiệp, cô hướng dẫn vẽ các bộ phận trên thiệp và trẻ sẽ từ đó thực hiện tác phẩm sáng tạo cho riêng mình.
  • Mở rộng: Cô giáo sẽ mở rộng bài học bằng các liên hệ thực tế như: Khi nào cần sử dụng thiệp? Những ngày phụ nữ trong năm là ngày nào? Từ đó, giúp sẽ phát huy, sáng tạo tính tư duy của mình.
  • Kết luận: Cô đưa ra những nhận xét, góp ý trong giờ học cho trẻ, biểu dương những bạn có thái độ tích cực trong quá trình thực hành.
dự án STEAM mầm non
Giáo án bài bản, được thiết kế riêng cho trẻ em Việt Nam chỉ có tại GSP

Trên đây là toàn bộ thông tin mà KiddiHubGSP (Gakken STEAM Program) giải đáp cho các thắc mắc về dự án STEAM mầm non và những lợi ích mà dự án này đem lại cho trẻ nhỏ. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về chương trình STEAM và từ đó có những lựa chọn về phương pháp học tập phù hợp cho con em mình.

Có thể bạn quan tâm: Những đồ dùng STEAM mầm non cho tr

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *