Phương pháp Steam trong giáo dục mầm non có thực sự hiệu quả?

Bên cạnh các phương pháp giáo dục hiện đại khác ở trên thế giới, phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non đang dần trở nên thịnh hành và được ứng dụng tại nhiều trường mầm non tại Việt Nam. Vậy phương pháp STEAM dành cho trẻ mầm non là gì? Ứng dụng phương pháp STEAM trong trường mầm non đem lại kết quả như thế nào? Cùng GSP (Gakken STEAM Program) tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non là như thế nào?

Nhắc đến phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non chính là nhắc đến một phương pháp giáo dục hướng đến phát triển toàn diện các kỹ năng của học sinh thông qua việc sáng tạo nghệ thuật. Phương pháp STEAM dành cho trẻ mầm non chính là phương pháp STEM kết hợp với kỹ năng phát triển nghệ thuật là Art (nghĩa là nghệ thuật trong tiếng Anh).

Phương pháp STEAM cho trẻ mầm non chính là thông qua việc sáng tạo để phát triển các kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ sẽ thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Đây là 5 cụm từ chỉ chuyên ngành chính mà trẻ cần xây dựng. Đó là Science – Khoa học (S); Engineering – Kỹ thuật (E); Technology – Công nghệ (T); Mathematics – Toán học (M) và Art -Nghệ thuật (A).

phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
Phương pháp giáo dục STEAM mầm non là phương pháp mới, hiện đại

STEAM mang đến cho trẻ hình thức học chủ động, tư duy, kích thích trẻ tò mò về mọi thứ xung quanh cuộc sống. Phương pháp giáo dục này khác hoàn toàn so với cách học truyền thống, giáo viên nói và học sinh chỉ nghe, thiếu sự liên kết, chủ động giữa cô và trò. Qua việc vừa sáng tạo tư duy và các hình thức thực hành, trẻ sẽ dần học và hoàn chỉnh kỹ năng để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Khác biệt hoàn toàn với cách xem xét chất lượng học sinh bằng điểm số cuối học kỳ thì với cách giảng của phương pháp giáo dục hiện đại, phụ huynh sẽ được giáo viên đánh giá học sinh cả 1 quá trình học tập. Điều này phần nào giảm áp lực học tập cho bé. Khi học phương pháp giáo dục STEAM, bé sẽ được học kiến thức thông qua công cụ như: Khoa học, Nghệ thuật, Công Nghệ, Kỹ thuật và Toán học hiệu quả.

Phương pháp STEAM thích hợp với những đối tượng nào?

Nhờ vào việc lồng ghép các kỹ năng của các môn học với nhau giúp trẻ hiểu rõ bản chất của lý thuyết lẫn thực hành. Với việc ứng dụng phương pháp STEAM trong trường mầm non, học sinh sẽ tư duy 1 cách chủ động tìm hiểu môn học tạo ra các sản phẩm khoa học sáng tạo còn giáo viên chỉ hướng dẫn, bổ trợ thêm. Cách học này khuyến khích trẻ chủ động, bớt nhàm chán.

Với việc ứng dụng các nhóm thuộc các lĩnh vực, khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật và toán học, đòi hỏi cần áp dụng giáo dục STEAM ở độ tuổi phù hợp. Vậy ứng dụng phương pháp STEAM trong trường mầm non với trẻ ở giai đoạn nào là vừa đủ?

Hiện nay, Việt Nam đang ứng dụng giáo dục STEAM vào chương trình giảng dạy tại các trường mầm non tại Việt Nam. Thậm chí, bậc học Cao đẳng, Đại học cũng đã ứng áp dụng phương pháp học này. Điều đó cho thấy sự phủ sóng của phương pháp này là rất rộng rãi.

phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
STEAM được khuyến khích áp dụng với những trẻ 2 tuổi trở lên

Trẻ từ 2 tuổi trở lên đã có thể nói tốt, nhận thức tư duy và biết bắt chước lời giáo viên mầm non thì mới có thể áp dụng hình thức học thông qua STEAM sáng tạo nên các sản phẩm. Giai đoạn này là yếu tố tiên quyết, cô giáo sẽ chính là người bạn đồng hành chơi cùng con, không nên làm thay con, cùng con biết cách khám phá môn học theo cách của riêng trẻ. Sử dụng phương pháp giáo dục này giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Trước đó, ba mẹ cũng có thể ứng dụng phương pháp STEAM tại nhà, để bé có thể làm quen và kích thích sự tò mò trong con đối với thế giới xung quanh. Mỗi đồ vật trong gia đình đều có thể trở thành học cụ trong phương pháp STEAM.

Ứng dụng phương pháp STEAM trong trường mầm non sẽ đem đến hiệu quả gì đối với trẻ nhỏ?

Kết hợp giảng dạy nhiều môn học khác nhau như: Khoa học, Toán học, Công nghệ, Kỹ thuật, cho đến Nghệ thuật mà phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non sẽ khiến cho trẻ tiếp thu được kiến thức một cách đa dạng và nhanh hơn, đồng thời nâng cao các kỹ năng liên quan bao gồm:

  • Kỹ năng Khoa học (Science – S): Mô hình STEAM giúp trẻ nhận thức được nguyên lý hoạt động, sự liên kết giữa các định nghĩa, nguyên lý của sự vật, sự việc. Trên cơ sở đó, các bé có thể áp dụng để thực hành và giải quyết những vấn đề xoay quanh trong cuộc sống.
  • Kỹ năng Công nghệ (Technology – T): Trong phương pháp STEAM cho trẻ mầm non trẻ sẽ được tiếp xúc với công nghệ tiên tiến, hiện đại, giúp các em nhận thức đúng đắn về công nghệ – khoa học. Qua đó, các em sẽ tự sáng tạo nên các sản phẩm, mô hình khoa học từ cơ giản cho đến phức tạp.
  • Kỹ năng Kỹ thuật (Engineering – E): Việc lồng ghép những mô hình thực tiễn vào giảng dạy trong giáo án STEAM sẽ giúp các em nhận thức được cách thức sản xuất, cách vận hành của các sản phẩm quen thuộc. Nhờ đó, trẻ sẽ biết được cách chế tạo và lắp ráp cơ bản, tăng khả năng tư duy nhạy bén và kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
  • Kỹ năng Nghệ thuật (Art – A): Nghệ thuật là yếu tố tiên quyết phân biệt giữa mô hình giáo dục STEAM với STEM. Không những chú tâm về tư duy logic, phương pháp này còn giúp trẻ nâng cao hơn về tư duy hình tượng. Bạn học sẽ được tự do sáng tạo và khám phá thế giới nghệ thuật, tham gia các hoạt động hội hoạ, âm nhạc… sẽ phát triển các thẩm mỹ và các giác quan một cách tốt nhất.
  • Kỹ năng Toán học (Mathematics – M): Đây là phương pháp giáo dục sớm giúp trẻ làm quen và rèn luyện từ những con số từ nhỏ. Các em sẽ được khơi dậy các tiềm năng và niềm đam mê với bộ môn toán học. Đồng thời giúp xây dựng nền tảng vững chắc, tư duy định nghĩa toán học đúng đắn, phản xạ nhạy bén hơn để trẻ có thể áp dụng vào thực tiễn.
phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
STEAM sẽ giúp trẻ tư duy, sáng tạo khai thác tiềm năng từ sâu bên trong

Qua đây có thể nhận thấy ứng dụng phương pháp STEAM trong trường mầm non thực sự đang mang lại nhiều lợi ích cho bé chắc hẳn nhiều phụ huynh muốn tìm hiểu để áp dụng cho trẻ yêu.

Những lưu ý khi cho trẻ học theo phương pháp STEAM

Để áp dụng phương pháp STEAM vào thực tiễn thì các bậc phụ huynh cần chú ý những điểm dưới đây để thực hiện hiệu quả, tránh áp dụng sai ảnh hưởng tiêu cực đến năng lượng của trẻ.

Đặt câu hỏi để trẻ tư duy

Không nên sử dụng câu hỏi có hoặc không mà phụ huynh nên thay bằng những câu hỏi mở để khơi gợi sáng tạo tư duy và sự phản biện của trẻ. Bởi khi cho con có cơ hội thể hiện suy nghĩ của mình, trẻ có quyền được tôn trọng sáng tạo với những kiến thức mà trẻ tư duy được.

Xem thêm: Những đồ dùng STEAM mầm non cho trẻ

Áp dụng trải nghiệm thực tế

Phụ huynh nên áp dụng những trải nghiệm thực tiễn, tình huống cụ thể hoá để con xử lý và sáng tạo. Đây chính là yếu tố tiên quyết, quyết định độ thành công của phương pháp STEAM cho trẻ mầm non trên thực tế. Theo đó, nếu ba mẹ cho con cơ hội quan sát và thí nghiệm, sự thay đổi sự vật bé sẽ hứng thú và tiếp thu tốt hơn.

Vì đó chính là đặc điểm chung của trẻ ở giai đoạn mầm non. Bé muốn quan sát và thực hiện việc bật bóng đèn thay vì ngồi nghe lý thuyết, giảng giải về đặc điểm của chiếc bóng đèn.

phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
Hãy xem trẻ như người trưởng thành cha mẹ nhé

Hãy xem con là người trưởng thành

Hãy để cho con có cơ hội trở nên trưởng thành qua các hoạt động. Tại thời điểm này, bé rất muốn bắt chước làm người lớn nên các bậc phụ huynh hãy nên tìm môi trường lý tưởng giúp con được trải nghiệm vị trí đó. Ước mơ của bé đó có thể là bác sĩ, phi hành gia, giáo viên, phi công, kỹ sư…. để bé được nhận biết và trải nghiệm. Từ đó sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức thú vị nhờ phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non.

Có thể nói phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non sở hữu rất nhiều điểm mạnh và lợi ích đối với người học, chính vì vậy phương pháp này ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Các bậc cha mẹ nên tham khảo và áp dụng cho bé từ sớm để có thể phát huy được tối đa hiệu quả của STEAM. Và nếu ba mẹ có nhu cầu, hãy cùng KiddiHub tham khảo Gakken STEAM Program – chương trình học được đội ngũ chuyên gia giáo dục hàng đầu Nhật Bản xây dựng riêng cho trẻ em Việt Nam!

Blog liên quan: Các dự án STEAM mầm non hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *