Gợi ý các ý tưởng trang trí lớp mầm non STEAM nổi bật nhất

Trang trí lớp mầm non STEAM giúp tạo ra một môi trường học tập thú vị và kích thích sự phát triển toàn diện của trẻ. Đây cũng là một phương pháp giáo dục trẻ phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các ý tưởng trang trí STEAM mầm non, cùng những lợi ích mà phương pháp này mang lại.

STEAM là gì?

STEAM là viết tắt của “Science, Technology, Engineering, Art và Mathematics” (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học). STEAM là một phương pháp giáo dục đa ngành, kết hợp giữa các môn học để tăng cường khả năng tư duy logic, sáng tạo, giải quyết vấn đề và cải thiện kỹ năng sống cho học sinh.

trang trí lớp mầm non STEAM
Phương pháp giáo dục mầm non STEAM là gì?

Cụ thể, phương pháp giáo dục STEAM mầm non kích thích phát triển tư duy đa chiều cho trẻ thông qua những hoạt động mắt thấy, tai nghe, tay chạm, giúp trẻ thấy tận gốc rễ của sự vật và hiện tượng trong đời sống. Có thể nói phương pháp STEAM là một phương pháp đào tạo tiến bộ bậc nhất, vượt trội hơn so với các phương pháp truyền thống trước đây.

Trang trí lớp mầm non STEAM là gì?

Trang trí lớp mầm non STEAM là việc bố trí các góc học tập trong lớp theo phương pháp giáo dục STEAM, kết hợp giữa khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Kết hợp giáo án STEAM mầm non với trang trí góc học tập sẽ giúp các em nhỏ có cơ hội trải nghiệm và học hỏi thông qua các hoạt động thực tế và sáng tạo.

Các góc học được bố trí phù hợp để trẻ phát triển khả năng tư duy, trí tuệ, kỹ năng sáng tạo và thực hành. Đồng thời, hoạt động trang trí lớp học này cũng giúp cho các em cảm thấy thoải mái, thích thú và đam mê học hỏi. Từ đó giúp tăng cường hiệu quả giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.

Gợi ý các ý tưởng trang trí lớp mầm non STEAM

Như vậy bạn đã hiểu sơ lược về phương pháp STEAM. Sau đây là một số gợi ý về ý tưởng trang trí lớp mầm non STEAM mà bạn có thể tham khảo:

Trang trí lớp mầm non STEAM góc khoa học

Góc khoa học là một không gian quan trọng trong lớp học mầm non STEAM. Tại đây, các em được khuyến khích thực hành và khám phá hoá học thông qua các thí nghiệm nhỏ. Những thí nghiệm này được thực hiện với các vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như màu nước, hạt gạo, giấy,…

trang trí lớp mầm non STEAM
Trang trí lớp mầm non STEAM góc khoa học

Để đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ, góc khoa học cần được trang bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho các hoạt động thực hành như: Cốc có chia vạch đo, chai lọ với nhiều kích cỡ, bộ đồ dùng đo thể tích, xi lanh, dụng cụ thí nghiệm, kính lúp, cân điện tử, và nhiều loại đồ dùng khác.

Việc thiết kế góc khoa học không chỉ mang tính chất thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo tính thực tiễn, tiện lợi và an toàn cho trẻ. Từ đó, trẻ sẽ được khơi gợi sự tò mò, ham muốn khám phá và trải nghiệm, từ đó phát triển tư duy khoa học và sáng tạo.

Trang trí lớp mầm non STEAM góc công nghệ

Góc công nghệ trong lớp mầm non STEAM giúp trẻ em được khám phá và trải nghiệm với các thiết bị công nghệ thực tế. Một số máy móc hoặc mô hình như: Quạt máy, máy xay, máy hút bụi, đèn điện thường được dùng để trang trí. Trong góc này, các đồ vật công nghệ được sắp xếp rộng rãi để trẻ em dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

Theo tài liệu STEAM mầm non, trong khi trẻ em chơi và tương tác với các đồ dùng trong góc công nghệ, chúng sẽ học được cách sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề thực tế. Ngoài ra, trẻ cũng có thể học hỏi thêm kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của điện, cơ học và các lĩnh vực khác liên quan đến công nghệ.

Trang trí lớp mầm non STEAM góc kỹ thuật

Góc kỹ thuật trong lớp mầm non STEAM thường được thiết kế với một bảng gỗ/ nhựa mica vừa phải với chiều cao của trẻ. Trên bảng đó sẽ được treo các dụng cụ cần thiết để các em thực hành, như các dụng cụ đo đạc, dụng cụ cắt, khoan,…

Góc STEAM mầm non này là nơi mà trẻ được thực hành các công việc đơn giản trong cuộc sống hằng ngày như: Sửa chữa đồ chơi, lắp ráp các khối xếp hình, hay xây dựng các mô hình đơn giản. Việc thực hành này giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy logic, tư duy trực quan, cũng như khả năng sáng tạo và tư duy về các giải pháp kỹ thuật.

Trang trí lớp mầm non STEAM góc nghệ thuật

trang trí lớp mầm non STEAM
Trang trí lớp mầm non STEAM góc nghệ thuật

Trang trí lớp mầm non STEAM góc nghệ thuật sẽ là một không gian sáng tạo và đầy màu sắc trong lớp học. Tại đây, trẻ sẽ được khuyến khích sử dụng những nguyên vật liệu tái chế như lõi giấy, bìa carton, đĩa CD, nắp nhựa, chai lọ, cốc giấy, bảng gỗ, vỏ ốc, hoa khô, và nhiều loại nguyên vật liệu khác để tạo ra những sản phẩm độc đáo, đẹp mắt và thú vị.

Các cô giáo có thể cung cấp cho trẻ những nguyên vật liệu bổ sung như kim tuyến, màu sáp, keo sữa, màu nước, dây ruy băng, dây gai, keo dán, keo nến, len,… để giúp trẻ tự do sáng tạo. Góc nghệ thuật trong trang trí lớp mầm non STEAM thường được bố trí ở nơi có ánh sáng tự nhiên và không gian rộng rãi. Điều này giúp cho trẻ có thể thoải mái thực hiện các hoạt động nghệ thuật của mình.

Trang trí lớp mầm non STEAM góc toán học

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng toán học khi trang trí góc STEAM mầm non, cô giáo có thể sử dụng một số đồ dùng đồ chơi như: Thước đo, thước dây, các loại hình khối, cân đĩa, đồng hồ, con số, lịch lock,…

trang trí lớp mầm non STEAM
Trang trí lớp mầm non STEAM góc toán học

Các đồ chơi, dụng cụ toán học, tài liệu STEAM mầm non sẽ được sắp xếp và trưng bày tại góc này để trẻ có thể dễ dàng lấy và sử dụng. Từ đó, trẻ sẽ có cơ hội học hỏi và thực hành các kỹ năng toán học cơ bản thông qua các hoạt động thú vị và phù hợp với độ tuổi của mình.

Blog liên quan: Tài liệu STEAM mầm non hữu ích cho giáo viên mầm non

Lợi ích của việc trang trí lớp mầm non STEAM

Việc trang trí lớp mầm non STEAM mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số lợi ích chính của phương pháp trang trí này:

Khuyến khích tư duy sáng tạo

Trang trí góc học tập trong phương pháp giáo dục STEAM mầm non cho phép trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các sản phẩm mới. Từ đó khuyến khích trẻ phát triển tư duy sáng tạo, khả năng tưởng tượng và khả năng giải quyết vấn đề.

Học bằng trải nghiệm

Việc trang trí lớp mầm non cũng cung cấp cho trẻ một môi trường học tập bằng trải nghiệm. Trong đó, trẻ có thể trải nghiệm và tìm hiểu về các khái niệm khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật thông qua các hoạt động thực tế.

Phát triển kỹ năng thực hành

Các góc vui chơi và học tập được trang trí theo phương pháp STEAM sẽ giúp trẻ vừa chơi vừa học thông qua các hoạt động thực tế. Việc này giúp trẻ phát triển kỹ năng thực hành, khả năng vận dụng các nguyên tắc khoa học và kỹ thuật và khả năng tư duy logic.

Gợi cảm hứng khám phá thế giới

trang trí lớp mầm non STEAM
Lợi ích của trang trí lớp mầm non STEAM

Ngoài ra, trang trí lớp mầm non STEAM còn gợi cảm hứng khám phá thế giới xung quanh một cách tích cực. Nhờ cảm hứng được khơi gợi mà trẻ có thể phát triển niềm đam mê với các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật.

Lời kết

Phương pháp STEAM có tác dụng rất lớn trong việc phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ. Trên đây là gợi ý các ý tưởng trang trí lớp mầm non STEAM nổi bật nhất. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình Gakken STEAM Program – chương trình học chuyên môn được tạo ra bởi Tập đoàn Gakken Holdings – một tập đoàn giáo dục có lịch sử hoạt động hơn 70 năm tại Nhật Bản.

Chương trình đã được Việt hoá kỹ lưỡng với những giáo án STEAM mầm non chuyên biệt, phù hợp với bối cảnh văn hoá và giáo dục tại Việt Nam. Gakken STEAM Program sẽ được cung cấp đến các trường mầm non thông qua những giáo viên chuyên trách đã được chứng nhận bởi Gakken. Liên hệ ngay với KiddiHubGSP (Gakken STEAM Program) để được tư vấn miễn phí bạn nhé.

Đọc thêm: Giáo án STEAM khám phá quả trứng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *