Lưu ý khi sử dụng tài liệu STEAM mầm non trong giáo dục trẻ

Hiện nay, phương pháp giáo dục và các tài liệu STEAM mầm non đang dần trở nên phổ biến và được ứng dụng tại nhiều trường mầm non ở Việt Nam. Vậy sử dụng tài liệu STEAM mầm non sao cho hiệu quả? Cùng GSP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

tài liệu STEAM mầm non
Sử dụng tài liệu STEAM mầm non sao cho hiệu quả?

Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non cụ thể là như thế nào?

Phương pháp STEAM là gì?

Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non là một phương pháp giảng dạy tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học (STEM) kết hợp với nghệ thuật (Art). STEAM là viết tắt của các từ Science, Technology, Engineering, Arts và Mathematics.

Phương pháp này có mục đích khuyến khích trẻ em phát triển kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, khám phá, giải quyết vấn đề và phát triển các kỹ năng sống. Giáo viên thường sử dụng các hoạt động thực hành, trải nghiệm, tư duy thiết kế, chế tạo, tương tác và làm việc nhóm để giúp trẻ em học tập và phát triển các kỹ năng.

Phương pháp STEAM đặc biệt phù hợp với trẻ em ở độ tuổi mầm non. Bởi trẻ đang trong giai đoạn phát triển sự tò mò và ham muốn khám phá thế giới xung quanh. Từ đó, trẻ em phát triển tư duy sáng tạo, học hỏi cách giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng tương tác và hợp tác với những người khác.

tài liệu STEAM mầm non
Phương pháp STEAM giảng dạy 5 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học

Dạy trẻ theo phương pháp STEAM sẽ mang lại những lợi ích gì?

Chương trình giáo dục STEAM mầm non mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sự phát triển của trẻ:

  • Phát triển tư duy sáng tạo: Phương pháp này khuyến khích trẻ tìm kiếm những cách tiếp cận mới mẻ, phát triển khả năng sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng phong phú.
  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng sống: Giáo án STEAM xây dựng các bài học để trẻ có cơ hội làm việc nhóm cùng bạn bè, các tình huống để trẻ có thể kỹ năng vấn đề, tư duy phản biện, khả năng quan sát. Thông qua các hoạt động nhóm, trẻ được khuyến khích khả năng hợp tác, tự tin chia sẻ ý tưởng, kỹ năng giao tiếp.
  • Phát triển tư duy khoa học và toán học: Phương pháp này khuyến khích trẻ em tìm hiểu về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học từ những hoạt động thực tế trong quá trình học tập để trẻ rèn luyện khả năng quan sát nhạy bén để tìm ra bản chất sự vật, hiện tượng
  • Khuyến khích tư duy thiết kế: STEAM khuyến khích trẻ tìm hiểu cách thiết kế và tạo ra các sản phẩm thông qua sự sáng tạo của mình.
  • Trẻ được vừa học vừa chơi: khi áp dụng phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non các bé sẽ vừa học vừa chơi, mang đến năng lượng tích cực. Từ đó việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao. trẻ sẽ thấy hứng thú với việc học tập tiếp thu kiến thức.
  • Khuyến khích và khơi gợi tính cạnh tranh lành mạnh ở trẻ.
tài liệu STEAM mầm non
Phương pháp giáo dục STEAM mầm non mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

Phương pháp STEAM mầm non tại Việt Nam đã được triển khai như thế nào?

Chương trình giáo dục STEAM mầm non đã được triển khai rộng rãi tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều trường mầm non tư nhân và các tổ chức giáo dục đang áp dụng phương pháp này vào giảng dạy và hoạt động ngoại khóa cho trẻ em.

Để triển khai tốt, các trường mầm non cần có đội ngũ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về phương pháp này. Các giáo viên cần phải có kiến thức sâu về khoa học, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật, cùng với kỹ năng giáo dục và chăm sóc trẻ em cùng các kỹ năng mềm quan trọng như quản lý thời gian, tư duy phản biện, khả năng hợp tác làm việc nhóm,…

Ngoài ra, các trường mầm non cũng trang bị đầy đủ các tài liệu và thiết bị cần thiết cho hoạt động STEAM, bao gồm các phương tiện thí nghiệm khoa học, dụng cụ vẽ tranh, máy tính và các phần mềm học tập kỹ thuật số.

Tuy nhiên, việc triển khai phương pháp giáo dục STEAM mầm non còn gặp nhiều thách thức, nhất là trong việc đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên. Việc nâng cao kiến thức và kỹ năng của giáo viên sẽ giúp phương pháp STEAM được triển khai hiệu quả hơn, góp phần giúp trẻ em phát triển tối đa khả năng sáng tạo và tư duy logic.

tài liệu STEAM mầm non
Chương trình giáo dục STEAM mầm non đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng của giáo viên

Có thể bạn quan tâm: Giáo án STEAM làm chong chóng đầy đủ nhất

Cách sử dụng tài liệu STEAM mầm non để truyền cảm hứng học tập cho trẻ

Ba mẹ ở nhà cũng có thể áp dụng tài liệu STEAM mầm non để dạy trẻ một cách đơn giản như sau:

  • Ba mẹ hãy tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tò mò và sáng tạo của trẻ, để giúp trẻ em phát triển kỹ năng tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng tương tác xã hội.
  • Những hoạt động, trò chơi sáng tạo tại nhà với những đồ dùng có sẵn để giúp bé khơi gợi sự sáng tạo, phát triển khả năng tư duy đa dạng của mình.
  • Cha mẹ chơi các trò chơi đố vui, câu hỏi để con tư duy, suy nghĩ từ đó kích thích tư duy, nhận thức và tăng phản xạ, phát triển toàn diện ở cả 2 bán cầu não.
tài liệu STEAM mầm non
Cách sử dụng tài liệu STEAM mầm non để truyền cảm hứng học tập cho trẻ

Lưu ý khi sử dụng tài liệu STEAM mầm non

Để sử dụng tài liệu STEAM mầm non hiệu quả, ba mẹ và nhà trường cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo an toàn cho trẻ: STEAM thường liên quan đến các hoạt động thực tế, vì vậy cần đảm bảo an toàn cho trẻ em. Giáo viên và phụ huynh nên kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho trẻ tiếp cận các tài liệu và thiết bị, đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Giáo án STEAM cần phải được tùy chỉnh để phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ em. Giáo án cần được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và thực tế, chú trọng đến việc để trẻ tự thảo luận, nghiên cứu, làm thí nghiệm thực thế
  • Tạo môi trường học tập tích cực: Để đạt được hiệu quả tốt nhất, ba mẹ và nhà trường cần tạo môi trường học tập tích cực, khuyến khích trẻ em tham gia hoạt động và khám phá sự tò mò của mình.
  • Tạo sự đa dạng: STEAM liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy cần tạo sự đa dạng trong các hoạt động và tài liệu STEAM mầm non để trẻ em có cơ hội khám phá các lĩnh vực khác nhau.
  • Sử dụng công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ, như đồ chơi STEM, thiết bị, phần mềm, video hoặc các tài liệu trực tuyến để hỗ trợ việc giảng dạy STEAM mầm non.
  • Khuyến khích sáng tạo: STEAM khuyến khích sự sáng tạo và khám phá, cho phép trẻ em tự do tìm kiếm và phát triển ý tưởng của mình. Vì vậy, cần khuyến khích sự sáng tạo của trẻ, khuyến khích trẻ thảo luận, đặt câu hỏi và động viên trẻ em thử nghiệm, và phát triển các ý tưởng của mình.
  • Trải nghiệm thực tế: trẻ nên được đặt vào những trải nghiệm thực tế, tình huống cụ thể để con có thể xử lý và sáng tạo. Ba mẹ, thầy cô cho trẻ quan sát thí nghiệm, thay đổi sự vật cụ thể thì bé sẽ cảm thấy hứng thú và tiếp thu tốt hơn.
  • Không áp đặt trẻ: cha mẹ không nên quá áp đặt nhiều vào trẻ, bắt con phải đạt những điều như kỳ vọng mà hãy tạo điều kiện để trẻ tự học hỏi và phát triển.
tài liệu STEAM mầm non
Trẻ em cần được học tập trong môi trường tích cực, được tham gia nhiều trải nghiệm thực tế

Hy vọng những thông tin về tài liệu STEAM mầm non sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này. Mong các phụ huynh sẽ lựa chọn cho con em mình phương pháp học tập phù hợp để giúp trẻ gợi nhiều niềm đam mê học tập, có thể phát triển toàn diện cả trí tuệ và thể chất. Đừng quên theo dõi KiddiHubGSP (Gakken STEAM Program) để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về giáo dục trẻ mầm non nhé!

Đọc thêm: Các góc STEAM mầm non đẹp nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *