Giáo án STEAM làm ngôi nhà là một ví dụ minh hoạ cho phương pháp giảng dạy STEAM. Đây là một bài học vô cùng thú vị và đầy thử thách giúp học sinh kết hợp các kỹ năng và kiến thức để xây dựng một ngôi nhà mini hoàn chỉnh. Trong bài viết này, GSP sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm rõ hơn về nội dung và hoạt động của giáo án STEAM làm ngôi nhà nhé!
Tổng quan về phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
STEAM là một phương pháp giảng dạy tích hợp các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học (STEM) cùng với lĩnh vực nghệ thuật (Art).
Phương pháp dạy học này được áp dụng trong việc giáo dục trẻ mầm non, thúc đẩy tư duy sáng tạo của bé, đồng thời phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, tư duy logic và kỹ năng thực hành.
Trong quá trình giảng dạy STEAM, giáo viên sẽ đưa ra các hoạt động, trò chơi và bài tập giúp trẻ phát triển các kỹ năng cơ bản về toán học, khoa học, nghệ thuật và công nghệ. Đồng thời, giáo viên cũng sẽ khuyến khích trẻ sử dụng các công cụ, vật liệu và thiết bị đơn giản để tạo ra các sản phẩm.
Lợi ích từ việc dạy học theo phương pháp STEAM
Dạy học theo phương pháp STEAM mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em, bao gồm:
- Phát triển khả năng tư duy sáng tạo: Khuyến khích trẻ em sáng tạo và tư duy độc lập khi giải quyết vấn đề và thực hiện các dự án thực tế. Trẻ em sẽ được khuyến khích nghĩ ra các ý tưởng mới và đưa ra các giải pháp sáng tạo.
- Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề: Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non khuyến khích trẻ em phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua việc sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện, tư duy logic và kỹ năng thực hành.
- Tăng cường sự tự tin: Các bài học trong tài liệu STEAM mầm non giúp trẻ em tăng cường sự tự tin trong cuộc sống. Khi trẻ tự mình nghĩ ra các giải pháp và hoàn thành dự án, bé sẽ cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình và sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới.
- Phát triển kỹ năng thực hành: Khuyến khích trẻ em rèn luyện kỹ năng thực hành bằng cách sử dụng các công cụ, vật liệu và thiết bị đơn giản để tạo ra các sản phẩm. Việc thực hành này giúp trẻ phát triển các kỹ năng về quan sát, xây dựng, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
- Tăng cường khả năng hợp tác: Dự án STEAM mầm non khuyến khích trẻ em hợp tác theo nhóm để thực hiện các dự án. Khi làm việc nhóm, trẻ em sẽ học được cách tương tác, chia sẻ ý tưởng và phân công nhiệm vụ. Đây là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và giúp trẻ phát triển mối quan hệ tốt với mọi người.
Có thể bạn quan tâm: Giáo án STEAM khám phá nam châm
Mục tiêu của giáo án STEAM làm ngôi nhà
Sau khi hoàn thành giảng dạy giáo án STEAM làm ngôi nhà, các bé cần biết những kiến thức và kỹ năng như sau.
Khoa học (S)
-
Biết cấu tạo bên trong, bên ngoài của một căn nhà.
-
Hiểu biết công dụng của nhà.
-
So sánh sự giống và khác nhau giữa các kiểu nhà phổ biến hiện nay.
-
Biết phân loại, so sánh đặc điểm và tính chất của vật liệu khác nhau. Sau đó thảo luận về việc sử dụng các nguyên vật liệu đó.
Công nghệ (T)
-
Sau khi kết thúc hoạt động STEAM làm ngôi nhà, các bé biết được các thành phần có trong cấu trúc của ngôi nhà.
-
Biết cách làm sao để cho ngôi nhà vững chắc.
Kỹ thuật (E)
-
Lựa chọn từng vật liệu phù hợp cho những chi tiết khác nhau của ngôi nhà.
-
Phác thảo được bản vẽ ngôi nhà theo ý tưởng và bàn bạc của nhóm.
Nghệ thuật (A)
-
Thiết kế và lắp ráp được ngôi nhà đẹp, đúng tỷ tỉ lệ, trang trí màu sắc hài hòa.
-
Sử dụng các nguyên vật liệu để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà một cách hợp lý.
Toán (M)
-
Nhận biết được hình dạng, tính toán được số lượng vật liệu cần để tạo nên một căn nhà.
-
Áp dụng các kiến thức để đo kích thước, xác định khối lượng.
Chuẩn bị cho giáo án STEAM làm ngôi nhà
Giáo viên và các bé cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, tư liệu cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy giáo án STEAM làm ngôi nhà.
Đồ dùng giáo viên
Giáo viên cần chuẩn bị những tư liệu như sau:
-
Slide về các kiểu nhà như: biệt thự, nhà liền kề, nhà 2-3 tầng…
-
Mô hình ngôi nhà mini để các bé quan sát.
Đồ dùng cho bé
Chuẩn bị cho các bé nguyên liệu, dụng cụ để thực hành giáo án STEAM mầm non:
-
Kéo cắt, băng dính 1 mặt và 2 mặt.
-
Khay đựng, bút viết, bút màu, giấy trắng A4.
-
Lego, bìa carton, màu nước que kem, que đè lưỡi, cành cây khô các nguyên vật liệu tự nhiên để trang trí.
-
Len, vải vụn, khuy, màu.
Tổ chức hoạt động trong giáo án STEAM làm ngôi nhà
Các hoạt động chính diễn ra trong lớp học theo giáo án STEAM làm ngôi nhà.
Tên các hoạt động | Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.Ổn định |
– Cô giới thiệu Hội thi” Bé khéo tay” tới các bé. – Cô dẫn dắt vào hoạt động chính của giáo án STEAM làm ngôi nhà. |
– Trẻ hưởng ứng – Trẻ lắng nghe |
2. Nội dung giáo án STEAM làm ngôi nhà |
– Cô giới thiệu triển lãm về các ngôi nhà qua tranh ảnh và mô hình và video. – Đến với ngày hội” Bé khéo tay” cô đã chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu như giấy, bìa, que kem… để cho các con sử dụng. – Không biết các bạn lớp mình sẽ lựa chọn vật liệu nào và làm gì ngày hôm nay. * Hỏi ý tưởng trẻ – Ý tưởng về ngôi nhà của con là gì? – Con sẽ thực hiện nó như thế nào? *Cô nhắc lại ý tưởng của trẻ: – Các con đã đưa ra những ý tưởng rất hay và sáng tạo đấy. Ngoài ra chúng mình có thể trang trí thêm cho ngôi nhà bằng những vật liệu mà cô đã chuẩn bị. – Giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn, nhắc nhở cẩn thận khi tô màu và cắt ghép các phần của ngôi nhà. – Bây giờ đã đến lúc các con thể hiện tài năng của mình với đôi bàn tay khéo léo để tạo nên một ngôi nhà mơ ước thật đẹp nhé. Các con đã sẵn sàng chưa nào? – Các con hãy ngồi vào bàn của mình nhé. * Trẻ thực hiện. – Trẻ tiến hành cắt dán bìa carton và sử dụng các nguyên vật liệu khác làm ngôi nhà, cô đến từng nhóm hỏi ý tưởng và hỗ trợ. * Trưng bày sản phẩm – Cô thấy có rất nhiều sản phẩm sáng tạo và đẹp mắt. Mời các con mang sản phẩm lên trưng bày cho cả lớp cùng xem nhé. – Cô cho trẻ giới thiệu về mô hình nhà và mời các bé còn lại nhận xét. – Các con đã thể hiện tài năng của mình thông qua bài làm vô cùng hấp dẫn. – Cô mời một vài trẻ chọn ngôi nhà đẹp nhất. + Trong những sản phẩm này, con thích nhà nào nhất? + Vì sao con thích? + Bức tranh này của ai? + Con hãy giới thiệu ngôi nhà của mình với các bạn đi nào? + Con đặt tên cho ngôi nhà là gì? + Sau khi hoàn thành con cảm thấy như thế nào? *Cô nhận xét khen ngợi trẻ. |
– Trẻ xem tranh, mô hình. – Trẻ lắng nghe.
-Trẻ nêu ý kiến của mình
-Trẻ về chỗ ngồi
-Trẻ thực hiện
– Trẻ mang theo sản phẩm lên trưng bày và giới thiệu – Trẻ lắng nghe. |
3. Kết thúc |
– Các con ơi, hôm nay chúng mình đã được làm gì nhỉ? – Cô nhận xét buổi học. Khen ngợi các bé và củng cố kiến thức trong giáo án STEAM làm ngôi nhà. |
– Trẻ trả lời. – Trẻ lắng nghe. |
Trong bài viết này, chúng ta đã thảo luận về giáo án STEAM làm ngôi nhà, với mục đích khuyến khích sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ. GSP (Gakken STEAM Program) và KiddiHub hy vọng rằng giáo án này sẽ được áp dụng trong các trường mẫu giáo, giúp trẻ phát triển toàn diện và sẵn sàng cho những thử thách trong tương lai.
Đọc thêm: Giáo án STEAM ngôi nhà của bé