Cùng GSP khám phá giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước, một hoạt động giáo dục thú vị dành cho các bé mầm non. Giáo án STEAM này giúp học sinh khám phá các khía cạnh của khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật trong việc xây dựng một chiếc bè nổi trên mặt nước. Xem ngay nhé!
Tổng quan về giáo án STEAM mầm non
Tìm hiểu về STEAM và ý nghĩa của phương pháp dạy học này trong việc giảng dạy cho các bé như thế nào nhé?
Phương pháp giảng dạy STEAM là gì?
STEAM là viết tắt của 5 từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học). Phương pháp giảng dạy STEAM kết hợp giữa 5 môn học này với mục đích khuyến khích học sinh tìm hiểu, khám phá và giải quyết các vấn đề bằng cách tư duy, sáng tạo và hợp tác nhóm.
Với sự phát triển liên tục của công nghệ và khoa học, STEAM được xem là một phương pháp giảng dạy tốt nhất hiện nay, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
Ý nghĩa của giáo án STEAM đem lại
Không chỉ mang đến lợi ích về mặt kiến thức, một bản giáo án, một dự án STEAM làm bè nổi tốt còn giúp học sinh phát triển thêm nhiều kỹ năng mềm cần có trong cuộc sống:
-
Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng cần thiết, bao gồm: Kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt vấn đề, kỹ năng truy vấn và kỹ năng hợp tác.
-
Truyền cảm hứng học tập cho trẻ: Trong quá trình học tập, các bé sẽ được tự do khám phá, tìm hiểu và làm thí nghiệm thực hành… Trẻ vừa được vui chơi thoải mái cùng bạn bè, đồng thời vẫn tiếp thu được một lượng kiến thức lớn và rèn luyện nhiều kỹ năng mềm khác.
-
Khơi gợi khả năng sáng tạo: Chương trình giáo dục STEAM tạo môi trường vừa học vừa chơi, khơi gợi khả năng sáng tạo, tìm hiểu những điều mới mẻ ở trẻ.
Bên dưới đây là một ví dụ về giáo án STEAM đó là giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước, cùng xem ngay để hiểu rõ hơn về cách dạy này nhé!
Mục tiêu của giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước
Sau khi kết thúc hoạt động STEAM làm bè nổi trên mặt nước, các bé cần đạt được những kỹ năng và kiến thức như sau:
Khoa học (S)
-
Các bé khám phá và hiểu được cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ của một chiếc bè.
-
Giải thích lý do vì sao bè có thể nổi được trên mặt nước.
Công nghệ (T)
-
Trẻ biết chọn các vật liệu nhẹ, không thấm nước để tạo nên một chiếc bè.
-
Biết cách làm sao để cho chiếc bè có thể nổi trên nước.
Kỹ thuật (E)
Trẻ biết cách sử dụng các nguyên vật liệu từ bẹ chuối, chai nhựa, que đè lưỡi, ống hút, băng dính, dây buộc, kéo… để lắp ghép lại tạo nên cái bè.
Nghệ thuật (A)
Khả năng sáng tạo và kỹ thuật trang trí, vẽ, tô màu cho chiếc bè trở nên sinh động hơn.
Toán (M)
Trong quá trình dạy giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước, các bé áp dụng các kiến thức toán học để đo lường, sắp xếp các vật liệu thành một khối, xác định hình dạng, số lượng.
Chuẩn bị cho giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước
Địa điểm tổ chức
Tổ chức thực hiện giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước trong lớp học hoặc ở một không gian rộng rãi.
Đội hình dạy trẻ
Chia các bé thành những nhóm nhỏ, sắp xếp đội hình ngồi theo nhóm.
Đồ dùng phục vụ cho giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước
Đồ dùng của cô:
-
Một số thuyền mẫu để làm gợi ý cho các bé sáng tạo.
-
Một bể nước nhỏ để trẻ thử nghiệm xem bè có nổi được trên nước hay không.
-
Một số chiếc thuyền do cô tự chế tạo ra cho các bé quan sát sau khi kết thúc hoạt động STEAM làm bè nổi trên mặt nước.
Đồ dùng của trẻ:
-
Bản thiết kế bè: trẻ sẽ được giao nhiệm vụ từ buổi học hôm trước, bé về nhà thiết kế bè cho dự án STEAM làm bè nổi cùng bố mẹ hoặc anh chị.
-
Nguyên vật liệu đa dạng: Chai nhựa từ lọ dầu gội đầu, chai nước uống, ống hút, nút chai rượu, que kem, giấy màu, giấy nhũ, nilon, miếng xốp mút,…
-
Hồ dán, băng keo, kéo…
-
Bàn thấp để trẻ ngồi làm bè theo nhóm, từ 4-6 bé/ bàn.
Tìm đọc thêm: Giáo án STEAM làm chong chóng
Tổ chức hoạt động giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú
Cô cho trẻ xem video về mưa lũ và tình trạng ngập sâu, sau đó hỏi trẻ một số thông tin liên quan để dẫn dắt vào hoạt động chính của giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước.
- “Các con vừa xem video nói về vấn đề gì?”
- “Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là từ đâu?”
Sau khi trẻ đưa ra câu trả lời, giáo viên sẽ giải thích ý nghĩa của video: Hàng năm người dân miền trung đều phải hứng chịu rất nhiều thiên tai như sạt lở, lũ lụt gây thiệt hại vô cùng lớn về người và tài sản. Khi mưa lũ đến thì người dân vô cùng khó khăn trong việc di chuyển do ô tô, xe máy, xe đạp không thể di chuyển khi đường bị ngập được. Tiếp đó, thầy cô sẽ dẫn dắt các bé vào chủ đề chính của hoạt động:
- “Vậy các con có biết các loại phương tiện nào có thể di chuyển an toàn trên nước không?”
- “Hãy đưa ra ý tưởng để giúp đỡ những người dân di chuyển dễ dàng hơn trong ngày mưa lũ nào?”
2. Nội dung giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước
2.1. Thảo luận, chia nhóm.
– Giáo viên sắp xếp các bé ngồi thành vòng tròn và hỏi:
- “Theo như kế hoạch mà các con chuẩn bị từ ngày hôm trước, vậy hôm nay các con sẽ làm gì? “
- “Đúng rồi! Hôm nay con sẽ làm bè tránh lũ để trao tặng cho bà con đồng bào Miền Trung đúng không nào? Và cô muốn hỏi chúng ta ở các buổi học trước đó, cô cùng các con đã làm thí nghiệm về các vật liệu chìm nổi, về độ đàn hồi của các sợi vải và các con có nhớ là cô nhắc các con đem theo thứ gì đến trường không?”
- “Con mang đến buổi học hôm nay những nguyên vật liệu gì nào?” ( hỏi 3, 4 trẻ trả lời)
– Cho trẻ đi lấy đồ dùng và bắt đầu thảo luận:
- “Các con hãy quan sát những chiếc chai trên bàn, các con có nhận ra điều chưa?”
- “Nếu chúng mình ghép những cái chai to với những chai bé; chai ngắn vào cái chai dài thì điều gì sẽ xảy ra nào?”
- “Vậy trước khi làm bè nổi trên mặt nước từ những cái chai này thì các con sẽ phải làm gì đầu tiên nào? Tại sao lại phải đo đạc kích thước vậy?”
- “Tương tự với các hộp sữa, sẽ có hộp to, hộp nhỏ, hộp ngắn hộp dài nên trước khi làm bè các con cũng phải làm gì?”
- “Ngoài ra cô còn thấy các bạn mang đến những bẹ chuối này?”
- “Chúng mình thử nghĩ xem với cái bẹ chuối dài và to như thế này, để nguyên thì có thể làm được không? Tại sao?”
- “Để làm được chiếc bè từ cái bẹ chuối như thế này thì trước tiên chúng ta sẽ làm gì?”
- “Làm thế nào để con có thể cắt thành được những đoạn bằng nhau?”
=> Để làm một chiếc bè từ bẹ chuối dài như thế này theo cô thì trước tiên nên đo thành những đoạn dài bằng nhau. Sau đó, cô giáo sẽ giúp các con cắt chúng ra nhé, các con đồng ý không?
– Theo như buổi thảo luận trước đó và các bản thiết kế mà các nhóm đã vẽ thì hôm nay các cô cũng đã chuẩn bị thêm những nguyên vật liệu như: Dây thừng, dây thép, ống hút, giấy màu, bút dạ… Bây giờ các con đã sẵn sàng bắt tay vào dự án này chưa?
2.2. Trẻ thực hiện theo giáo án làm thuyền nổi trên mặt nước.
– Trong suốt quá trình thực hiện giáo án làm thuyền nổi trên mặt nước, cô sẽ quan sát, đưa ra gợi ý giúp đỡ trẻ khi các bé gặp khó khăn trong việc đo, cắt, lắp ghép,…
– Giáo viên gợi ý:
- “Con sử dụng nguyên vật liệu nào để làm bè?”
- “Con định cắt bẹ chuối này ra thành mấy khúc?”
- “Để chiếc bè đẹp hơn con sẽ trang trí như thế nào?”
– Nhận xét tiết học, chuyển sang hoạt động khác của giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước.
2.3. Thử nghiệm và đánh giá.
– Mời các nhóm mang bè lên thả vào bể nước để quan sát và nhận xét:
– Cô mời nhóm làm bè từ bẹ chuối thả xuống trước.
- “Cô muốn hỏi chiếc bè này là của nhóm nào thực hiện?”
- “Con làm chiếc bè này từ gì đấy?”
- “Bạn nào có nhận xét gì về sản phẩm này không?”
– Tương tự cô cho trẻ nhận xét những chiếc bè khác:
– Cho trẻ dùng một vật nhỏ đặt lên trên bè.
– Cho trẻ vẫy tay trong nước:
- “Chiếc bè sẽ làm sao khi nước chuyển động?”
- “Làm thế nào để cố định chúng lại?”
=> Vậy chúng ta hãy cùng buộc chiếc bè này vào đá, cột hoặc cây nhé.
3. Kết thúc
– Cô giáo tổng kết lại những kiến thức, kỹ năng mà các bé đã học được theo mục đích ban đầu của giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước.
– Cô nhận xét giờ học: Chiều nay cô sẽ trưng bày những chiếc bè này để mọi người có thể ngắm nhìn nó. Tất cả các bè đều rất đẹp và sáng tạo. Hãy cho 1 tràng pháo tay để khen lớp mình nào.
Kết thúc bài viết của GSP, có thể thấy rằng giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước không chỉ là một bài học về vật lý và kỹ thuật đơn thuần, mà còn giúp các em phát triển những kỹ năng sáng tạo, giải quyết vấn đề và hợp tác nhóm. Đây là một ví dụ rõ ràng cho thấy sự ứng dụng của phương pháp giảng dạy STEAM trong thực tế. Và ba mẹ cùng các giáo viên đừng quên theo dõi website của KiddiHub và GSP (Gakken STEAM Program) để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức cùng nhiều giáo án STEAM hấp dẫn khác nhé!
Có thể bạn quan tâm: Giáo án STEAM ngôi nhà của bé