Giáo án STEAM khám phá quả trứng cho trẻ mầm non

Giáo án STEAM khám phá quả trứng là một hoạt động giáo dục thú vị giúp học sinh khám phá các khía cạnh của khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật trong việc xử lý quả trứng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về giáo án STEAM và hoạt động khám phá quả trứng này với GSP nhé!

Giới thiệu về giáo án STEAM mầm non

STEAM là một phương pháp giáo dục trẻ mầm non đang được áp dụng phổ biến tại nhiều trường quốc tế tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Cùng tìm hiểu một vài thông tin về cách giảng dạy này nhé!

Giới thiệu về phương pháp giảng dạy STEAM

giáo án STEAM khám phá quả trứng
Hội thảo về cách giảng dạy với phương pháp STEAM

Phương pháp STEAM là phương pháp giảng dạy tích hợp kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực bao gồm Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học) cho học sinh mầm non.

Thông qua kiến thức tổng hợp từ nhiều chủ đề, phương pháp STEAM này giúp các bé phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vấn đề. Mỗi bài học trong chương trình đều là các tình huống thực tế cần trẻ phải vận dụng nhiều kiến thức khác nhau để giải quyết hiệu quả.

Ý nghĩa và lợi ích của giáo án STEAM

giáo án STEAM khám phá quả trứng
STEAM là phương pháp dạy học hiệu quả trong mầm non

Giáo án STEAM mầm non (Science, Technology, Engineering, Arts, and Mathematics) mang lại nhiều ý nghĩa và lợi ích đối với học sinh, giáo viên và cả xã hội, cụ thể như sau:

  • Phát triển kỹ năng tư duy logic và sáng tạo: Giáo án STEAM khuyến khích học sinh suy luận, tư duy phản biện và sáng tạo để giải quyết các vấn đề phức tạp. Điều này giúp các em rèn luyện trí thông minh, tính linh hoạt và có thể giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống.

  • Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Thông qua các hoạt động STEAM, các bé sẽ học được cách giải quyết vấn đề thông qua việc áp dụng các nguyên lý khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật. Điều này giúp các em có thể xác định và xử lý các vấn đề thực tế một cách hiệu quả.

  • Phát triển kỹ năng hợp tác và giao tiếp: STEAM khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm và giao tiếp nhiều hơn. Điều này giúp các em trở nên tự tin và có thể làm việc hiệu quả trong môi trường đa dạng và đòi hỏi cần phải hợp tác.

  • Đào tạo nhân lực cho ngành STEM: Giáo án này giúp học sinh trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học), giúp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội trong tương lai.

  • Tăng cường sự quan tâm đến môi trường và xã hội: STEAM luôn khuyến khích trẻ nhỏ tìm hiểu về các vấn đề môi trường và xã hội, hình thành tính trách nhiệm với cộng đồng cho các bé.

Cùng tìm hiểu ngay phần tiếp theo là giáo án STEAM khám phá quả trứng để hình dung rõ hơn về phương pháp học tập này nhé!

Mục tiêu của giáo án STEAM khám phá quả trứng

giáo án STEAM khám phá quả trứng
Bài học khám phá cấu tạo của quả trứng

Giáo án STEAM khám phá quả trứng là một đề tài được sử dụng nhiều cho các bé mầm non với mục đích như sau:

Khoa học (S)

Sau khi hoàn thành dự án khám phá quả trứng, các bé đạt được kết quả như sau:

  • Các bé nhận biết được những loài vật nào được sinh ra từ trứng.

  • Nắm bắt được thông tin về quả trứng như: đặc điểm, cấu tạo, hình dạng, tính chất: vỏ trứng, lòng trắng, lòng đỏ, trứng sống, trứng chín.

  • Trẻ biết được những lợi ích từ trứng: chế biến các món ăn từ trứng tốt cho sức khỏe…

Công nghệ (T)

Biết sử dụng các công cụ, dụng cụ trong quá trình thực hành của giáo án STEAM khám phá quả trứng: đèn pin, thước dây, bút chì…

Kỹ thuật (E)

Trẻ biết cách đập trứng, bóc vỏ trứng, tách lòng đỏ với lòng trắng trứng khỏi nhau bằng phễu theo hướng dẫn của giáo án khám phá quả trứng gà 3 tuổi.

Nghệ thuật (A)

Áp dụng trong việc trang trí, tạo hình từ nguyên liệu là vỏ trứng.

Toán (M)

Trẻ xác định hình dạng quả trứng, lòng đỏ trứng, kích thước của chúng: to hơn, nhỏ hơn.

Chuẩn bị cho dự án khám phá quả trứng

giáo án STEAM khám phá quả trứng
Dụng cụ thực hành cần thiết

Trước khi vào hoạt động chính của giáo án STEAM khám phá quả trứng, giáo viên cần chuẩn bị những dụng cụ sau cho bé:

  • Video, câu chuyện kể về quả trứng “Hatch a little egg”, các video, tư liệu về động vật đẻ trứng.

  • Powerpoint trình bày về hình ảnh các loài động vật đẻ trứng.

  • Trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng chim cút (mỗi loại 1 – 2 quả), 2 quả trứng gà đã được luộc chín.

  • Bảng ghi chép các khám phá của bé.

  • Bút dạ, bút chì, thước đo.

Có thể bạn quan tâm: Giáo án STEAM làm chong chóng

Tổ chức hoạt động trong giáo án STEAM khám phá quả trứng gà

giáo án STEAM khám phá quả trứng
Hoạt động khám phá của các bé

Sau đây là giáo án STEAM khám phá quả trứng chi tiết dành cho các giáo viên tham khảo:

Các bước

Thời lượng

HĐ của Giáo viên

HĐ của trẻ

1. Gắn kết

5 – 7 phút

– Tạo bối cảnh: Cho trẻ xem video clip về con vật đẻ ra trứng gà và trứng gà sẽ nở ra con gì?

 -Thăm dò sự hiểu biết của trẻ về trứng thông qua các câu hỏi:

+ Các con có biết con vật nào đẻ ra trứng gà không?

+ Vậy trứng gà sẽ nở ra con gì?

+ Trong quả trứng sẽ có gì?

+ Trứng có ăn được không?

+ Trứng có lợi ích gì?

Đặt vấn đề giải quyết: Các con muốn biết điều gì về quả trứng?

– Lắng nghe, quan sát.

– Đưa ra ý kiến của mình.

– Đưa ra ý kiến của mình.

2. Khám phá

15- 20 phút

– Cô hỗ trợ các bé phân công nhiệm vụ theo giáo án STEAM khám phá quả trứng để trẻ khám phá các loại trứng.

-Buổi khám phá về trứng ngày hôm nay chúng ta cần dùng những dụng cụ gì hỗ trợ?

– Cho đại diện các nhóm lên lấy đồ dùng về nhóm

– Cô hỗ trợ các bé thực hiện.

– Cô đi kiểm tra, bao quát hoạt động của các bé trong quá trình khám phá.

+ Các con đang làm gì?

+ Để bóc được quả trứng các con cần thực hiện những bước gì?

+ Con sẽ làm gì với cái phễu ( hoặc vỏ chai) này?

+ Các con có cần cô hỗ trợ gì nào?

– Trẻ em bắt đầu khám phá theo từng nhóm về trứng gà

– Các bé phân công nhiệm vụ trong nhóm cho từng thành viên: Khảo sát đặc điểm bên ngoài, bóc vỏ trứng, cắt trứng, tách lòng đỏ

– Lựa chọn loại dụng cụ phù hợp để khám phá.

– Trẻ sử dụng dụng cụ để khám phá quả trứng: thước để đo kích thước trứng, đập quả trứng sống để quan sát màu sắc, hình dạng, tính chất bên trong, tách lòng đỏ trứng bằng phễu hoặc vỏ chai nhựa. Bóc quả trứng đã luộc chín để so sánh giữa trứng chín và sống. Quan sát trứng nổi, trứng chìm trong nước

    -Trẻ trả lời        

3. Chia sẻ

10 phút

– Cho trẻ chia sẻ với cả lớp về cách chọn dụng cụ, các thực hiện việc khám phá của nhóm mình.

– Các con đã khám phá được điều gì từ những quả trứng?

– Cô lắng nghe bé chia sẻ và tổng hợp ý kiến.

– Động viên, khen trẻ đã làm tốt.

– Các con rất giỏi trong tiết học này, cô sẽ thưởng cho mỗi bạn một món quà đặc biệt nhé!

– Trẻ chia sẻ về kết quả sau khi khám phá (trẻ đã thực hiện những việc gì? Thực hiện bằng cách nào và kết quả đạt được)

 – Nhóm trẻ còn lại ngồi lắng nghe, đặt câu hỏi hoặc đưa ra ý kiến cho nhóm chia sẻ.

4. Áp dụng

10 – 15 phút

– Cho trẻ áp dụng kiến thức đã học được thông qua dự án khám phá quả trứng bằng các thử thách sau.

+ Thử thách 1: Bóc vỏ 1 quả trứng chín trong thời gian là 1 phút

+ Thử thách 2: Trang trí vỏ trứng, tạo hình bất kỳ bằng vỏ trứng.

– Câu hỏi mở rộng, giáo dục trẻ:

+ Muốn có trứng gà để ăn thì chúng mình phải làm gì?

+ Để trứng gà có thể nở thành gà con khỏe mạnh, cần phải làm gì?

Trẻ chia sẻ với cô và các bạn hiểu biết của bản thân về lợi ích mà trứng đem lại.

– Trẻ thực hiện thử thách mới theo quy định của trò chơi.

5. Đánh giá

3- 5 phút

– GV quan sát và đánh giá trẻ đã nắm được những mục tiêu cần thiết chưa? Còn thiếu sót điều gì trong giáo án STEAM khám phá quả trứng không?

– Tiếp tục ôn luyện củng cố kiến thức cho trẻ dựa trên sự đánh giá.

– Cô nhận xét kết quả của các nhóm sau khi kết thúc

– Cho trẻ cất dọn đồ dùng, vệ sinh lớp về lớp.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ thu gọn đồ dùng thực hành và vệ sinh.

Với giáo án STEAM khám phá quả trứng, học sinh được trải nghiệm quá trình học tập thú vị và ý nghĩa. GSP (Gakken STEAM Program) KiddiHub hy vọng rằng, với sự phát triển của giáo dục STEAM, các học sinh sẽ có nhiều cơ hội khám phá thêm nhiều hoạt động giáo dục thú vị và có thể trở thành những nhà khoa học, kỹ sư, nghệ sĩ tài năng trong tương lai.

Đọc thêm: Giáo án STEAM ngôi nhà của bé

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *