Giáo án STEAM khám phá quả cam cha mẹ có thể tham khảo

Giáo án STEAM khám phá quả cam là một trong những giáo án điển hình áp dụng để dạy các bé từ 3 – 6 tuổi. Đây là độ tuổi mà các con đang háo hức nhận thức đồ vật xung quanh một cách đơn giản. Không chỉ nhà trường, phụ huynh cũng có thể tự ứng dụng giáo án này để dạy con tại nhà. Hãy theo chân Gakken STEAM Program (GSP) để nắm thông tin chi tiết nhé.

Sơ lược về giáo án STEAM 

Giáo án STEAM là nội dung chuẩn bị trước khi dạy học, ứng dụng phương pháp STEAM, lồng ghép các môn: Khoa học (Sience), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art), Toán học (Mathematics) liên quan đến chủ đề học. Cụ thể sẽ được chi tiết tại giáo án STEAM khám phá quả cam sau đây.

Phương pháp STEAM là phương pháp mới, dần thay thế phương pháp STEM. Điểm khác biệt giữa hai phương pháp, đó là việc áp dụng Nghệ thuật (Art). Con vẫn khám phá được các lĩnh vực khoa học và toán học quen thuộc nhưng dựa trên kỹ thuật giải quyết vấn đề và truy vấn sáng tạo thường được sử dụng trong các môn học nghệ thuật.

giáo án STEAM khám phá quả cam
Sơ lược về giáo án STEAM

Một ví dụ điển hình: Với phương pháp STEM, trẻ được hướng dẫn là chỉ tên các bộ phận xe đạp có sẵn. Còn phương pháp STEAM, trẻ được yêu cầu tạo một mô hình cho phương tiện giao thông nào dùng ít xăng nhưng vẫn giúp được con người đi làm đúng giờ.

Phương pháp STEAM không chỉ đơn thuần là đưa màu sắc vào các kiến thức khô khan, mà là sự rèn luyện tư duy ở cả hai bán cầu não trái và phải, giúp cho cho việc học toán và khoa học trở nên trực quan, sáng tạo và nhìn mọi thứ cởi mở hơn.

Có thể bạn quan tâm: Ứng dụng phương pháp STEAM trong trường mầm non

Giáo án STEAM khám phá quả cam mà quý phụ huynh có thể tham khảo 

Giáo án STEAM khám phá quả cam là một tài liệu STEAM mầm non điển hình mà GSP muốn giới thiệu để quý phụ huynh có thể ứng dụng không chỉ ở chủ đề học là quả cam mà còn ở các chủ đề khác. Sau khi đã nắm bắt và thuần thục giáo án này, phụ huynh có thể mở rộng và đẩy dần độ khó các hoạt động STEAM với con trẻ.

Tùy vào độ tuổi của trẻ mà có các giáo án STEAM khám phá quả cam 3-4 tuổi, giáo án STEAM khám phá quả cam 4-5 tuổi, giáo án STEAM khám phá quả cam 5-6 tuổi. Giáo án dưới đây phù hợp cho trẻ từ 3 – 4 tuổi.

giáo án STEAM khám phá quả cam
Giáo án STEAM khám phá quả cam

Phương pháp STEAM trong giáo án

Giáo án STEAM khám phá quả cam lồng ghép các môn Khoa học, Công nghệ Kỹ thuật, liên quan đến trái cam. Dưới đây là ví dụ về bài học Sự Chìm Nổi Với Quả Cam:

  • Khoa học: Trẻ nhận biết được sự chìm nổi của quả cam và các loại trái cây khác, tại sao quả cam lại nổi mà các trái khác, như nho lại chìm.
  • Công nghệ: Trẻ biết dùng công cụ để khám phá. Trong bài này là ca nước.
  • Kỹ thuật: Trẻ biết bóc tách vỏ trái cam, thử những cách thức khác nhau để thí nghiệm theo mục đích.
  • Nghệ thuật: Trẻ nhận biết màu sắc của trái cam
  • Toán học: Trẻ học mới/ ôn lại kiến thức số đếm, hình dạng (tròn, vuông, tam giác)

Liên quan đến quả cam, phụ huynh có thể sử dụng một số bài học như sau: Vắt nước cam, nặn hình quả cam, làm phao nổi (mở rộng từ bài học Sự Chìm Nổi Với Quả Cam được nêu trong bài viết này và có thể dạy học cho con từ 4 – 6 tuổi).

Vật dụng chuẩn bị

  • Quả cam và nho ( chuẩn bị quả chanh, quýt nếu có thể)
  • Ca nước
giáo án STEAM khám phá quả cam
Hình ảnh minh họa thí nghiệm sự chìm nổi của quả cam

Hướng dẫn triển khai

 Gợi mở:

  •  Giới thiệu các loại trái cây đã chuẩn bị, gợi nhớ các sự việc, màu sắc, hình dáng, mùi vị liên quan.

Cha mẹ có thể dạy con các bài học vắt nước cam hoặc nặn hình quả cam trước để con quen thuộc với hình ảnh trái cam.

  • Đặt câu hỏi quả cam chìm hay nổi trong nước để trẻ đưa ra ý kiến.
  • Tiếp tục đặt câu hỏi quả nho chìm hay nổi trong nước để trẻ có tương quan so sánh nếu trẻ đưa ra nhận định là nổi.

 Khám phá (khảo sát)

  • Cho trẻ thả các loại trái cây đã chuẩn bị vào ca nước để kiểm tra nhận định của mình.
  •  Cho trẻ tự bóc tách quả cam và thả lại vào ca nước để kiểm tra kết quả

Giải thích (chia sẻ): So sánh với quả nho và rút ra kết luận cam/chanh/quýt nổi là nhờ lớp vỏ.

 Đánh giá: Quan sát để biết được khả năng của trẻ và điều chỉnh phương thức phù hợp tùy vào khả năng hiểu biết của trẻ

Phụ huynh có thể tự xây dựng giáo án ngoài giáo án STEAM khám phá quả cam GSP giới thiệu nêu trên. Giáo án có thể đơn giản hơn hoặc phức tạp hơn tùy thuộc vào nhận biết của trẻ.

Điển hình trong các trường hợp trẻ chưa có nhiều hoạt động thực hành, tự thực hiện thì giáo án có thể xây dựng từng bước đơn giản dần lên. Đối với trẻ đã có nhiều trải nghiệm, phụ huynh có thể đẩy độ khó trong chủ đề bài học, thí nghiệm.

Yếu tố để dạy STEAM thành công

Phương pháp STEAM không chỉ đơn thuần là lồng ghép các môn học vào bài dạy. Để dạy dễ dàng và thành công hơn với phương pháp STEAM, phụ huynh cần lưu ý:

Tạo nhiều hoạt động để trẻ được tự thực hiện nhiều hơn trong giáo án STEAM khám phá quả cam và bài học thực tế.

STEAM kết hợp học tập thực hành, nhưng không chỉ vì mục đích thực hiện một dự án STEAM mầm non khoa học đơn thuần. Các bài học áp dụng phương pháp STEAM cho phép trẻ khám phá và nghiên cứu các vấn đề cần giải quyết, các giải pháp có thể thực hiện mà không bị giới hạn.

Việc giáo dục để trẻ được tự thực hiện nhiều hơn là rất quan trọng. Càng nhiều giác quan được sử dụng, tác động khi giáo dục trẻ thì càng giúp trẻ ghi nhớ những gì đang học. Trải nghiệm, kinh nghiệm có được từ các hoạt động thực hành sẽ giúp việc học là một kỹ năng chủ động bất kể đang ở thời gian, không gian, độ tuổi nào.

Tích hợp và áp dụng việc học

Cha mẹ đừng nên giới hạn chỉ dạy khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học mà không hướng dẫn áp dụng các môn học này trong đời sống thực tế. Trong một vấn đề, luôn có sự kết hợp nhiều kiến thức, kỹ năng để giải quyết.

Do đó, cha mẹ nên kết nối các môn học lại với nhau: Đan xen nghệ thuật và toán học, kết hợp kỹ thuật và khoa học và đưa công nghệ vào tất cả các môn học thông qua ứng dụng thông minh, lập trình, công cụ, … Sự kết nối này nên được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực học tập.

giáo án STEAM khám phá quả cam
Yếu tố để dạy STEAM thành công

Khuyến khích nên đặt câu hỏi và thắc mắc cho trẻ

Trẻ em vốn tò mò, nhưng các phương pháp giáo dục thường áp sự tò mò đó xuống. Hãy để trẻ đặt câu hỏi, tự hỏi, thử nghiệm và khám phá. Chính nhờ những phương pháp này mà những khám phá và phát minh mới được thực hiện. Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ hiểu được lý do tại sao những sự vật, hiện tượng đó diễn ra như vậy.

Đó là lý do giáo án STEAM khám phá quả cam thiết kế những câu hỏi gợi mở để kích thích tính tò mò của trẻ. Các hoạt động về sau cũng là để hướng dẫn trẻ tự thử nghiệm và khám phá nhằm giải đáp sự tò mò đó. Cha mẹ chỉ hỗ trợ phần kết luận lý do tại sao.

Trao cho trẻ quyền kiểm soát việc học tập nhiều hơn

Cha mẹ hãy hướng tới suy nghĩ trẻ em tự động học tập ngay cả khi không có người giám sát. Điều này chỉ thực hiện được khi trẻ có quyền kiểm soát với việc học của mình. Trẻ sẽ chịu trách nhiệm và sẵn sàng hơn để biến mọi thứ thành hiện thực. Hãy để trẻ đưa ra một số quyết định về các hoạt động cũng như cách trẻ tự làm.

Một điều quan trọng là cha mẹ hay thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn không áp đặt tư duy, suy nghĩ ngay từ đầu, tập trung dành thời gian cho trẻ trải nghiệm thực hành.

Ngoài giáo án nêu trên, tại KiddiHubGSP (Gakken STEAM Program), Quý phụ huynh còn có thể tìm thấy nguồn tham khảo giáo án STEAM ở chương trình tích hợp 2 bộ môn Khoa học và Lập trình do Tập đoàn Gakken Holdings (Nhật Bản) nghiên cứu và biên soạn riêng cho trẻ mầm non tại Việt Nam, giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm mọi thứ và phát triển kỹ năng một cách toàn diện.

Qua bài viết trên đây, Gakken STEAM Program tin rằng các Quý phụ huynh đã nắm được giáo án STEAM khám phá quả cam. Hy vọng rằng phụ huynh có thể xây dựng được môi trường học tập hứng thú và đầy hiệu quả cho trẻ theo phương pháp STEAM.

Đọc thêm: Giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *