Giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay, giáo dục trẻ kết hợp phương pháp STEAM đang dần trở nên phổ biến và được sử dụng ở nhiều trường học trên thế giới như một phương pháp thay thế cho các phương pháp giảng dạy truyền thống. Phương pháp này kích thích sự sáng tạo, giúp phát triển tư duy đa diện và các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề của trẻ.
Phương pháp STEAM là gì?
Phương pháp STEAM tích hợp năm lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học, cung cấp kiến thức và kỹ năng cho trẻ liên quan đến 5 lĩnh vực này.
STEAM làm khơi dậy trí tò mò của trẻ em về thế giới xung quanh và thúc đẩy trẻ sáng tạo trong việc khám phá, giải quyết vấn đề. Giáo án khám phá đôi bàn tay 5-6 tuổi, mỗi bài học trong chương trình là một tình huống thực tế của trẻ, giúp trẻ vận dụng những điều học được vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống đồng thời rèn luyện và phát triển các kỹ năng phản biện.
Giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay cùng với phương pháp giảng dạy STEAM giúp trẻ không bị áp lực trong suốt quá trình học, dễ dàng tập trung vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, tìm thấy hứng thú và đam mê học tập.
Đặc điểm nổi bật phương pháp STEAM trong giáo dục trẻ mầm non
– Giáo dục STEAM là mô hình giáo dục liên kết, kết nối và bổ sung cho nhau của nhiều bộ môn.
– Thay vì tập trung vào lý thuyết, phương pháp này hướng trẻ đến các hoạt động trải nghiệm thực tế. Giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay thúc đẩy trẻ tìm tòi, vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Do đó, giáo dục STEAM có sức mạnh phá vỡ rào cản giữa lý thuyết và thực hành.
– Môi trường học STEAM được thiết kế theo hướng thoải mái và năng động, có cơ hội giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo của mình.
– Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn để trẻ tự do khám phá và phát triển các kỹ năng của bản thân. Đồng thời, trẻ phát triển tính độc lập, làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình làm việc nhóm.
– Phương pháp giáo dục STEAM tập trung vào việc giúp trẻ có thể hiểu cách vận hành của các sự vật hoặc hiện tượng và áp dụng thực tế chúng vào cuộc sống. Đặc điểm này về cơ bản khác với giáo dục truyền thống, nơi các khái niệm và lý thuyết chỉ được kiểm tra và ghi nhớ mà không biết cách áp dụng chúng.
Giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay cho trẻ 5 – 6 tuổi
Mục đích yêu cầu
Kiến thức
- Giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay giúp trẻ biết đặc điểm cấu tạo của bàn tay: lòng bàn tay, móng tay,…
- Giáo án khám phá đôi bàn tay 5-6 tuổi giúp biết cử động tay và một số chức năng: cầm thìa, nhặt rau, lau nhà, viết, vẽ, múa…
- Trẻ biết cách chăm sóc đôi bàn tay (luôn giữ tay khô và sạch, cắt móng tay gọn gàng, biết đeo găng tay khi trời lạnh,…).
- Cảm nhận được độ nóng, lạnh của đồ vật và nhận biết đồ vật bằng xúc giác.
Kỹ năng
- Trẻ suy nghĩ, phán đoán và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc dựa trên kinh nghiệm và gợi ý của bản thân.
- Giáo án khám phá bàn tay bé giúp bé vận động khéo tay: in vân tay, nặn tay bằng thạch cao.
- Có thể đưa và nhận bát đĩa bằng cả hai tay.
Thái độ
- Vận dụng giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay sẽ làm trẻ chú ý lắng nghe cô và các bạn kể.
- Biết mạnh dạn, tự tin tham gia phát biểu ý kiến và biết chờ đến lượt mình.
- Hợp tác với các bạn khi được phân làm việc nhóm.
Chuẩn bị
Chuẩn bị trước khi tổ chức hoạt động khám phá
- Thư gửi phụ huynh: Sưu tầm và chụp ảnh hoạt động “Bé sử dụng bàn tay trong cuộc sống hàng ngày”.
- Trò chuyện với con về bàn tay.
- In dấu tay và cắt dán trên trang bìa.
Chuẩn bị buổi khám phá
- 03 Con bướm mà bé có thể chơi trò chơi.
- Cô và trẻ cắt dán bàn tay vào video thực hành.
- -04 Hộp đựng: đồ chơi, đất nặn. Đá cuội, nước uống đóng chai (nóng, lạnh)…
- Kính lúp, màu in.
- Cho bột thạch cao đã pha loãng vào khay.
Tìm hiểu thêm: Giáo án STEAM khám phá nam châm
Cách tiến hành
Ổn định tổ chức
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Bắt bướm”.
Phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động 1: Thảo luận về tác dụng của bàn tay
- Cô đã dùng bộ phận nào của cơ thể để bắt bướm.
- Đôi tay của chúng ta còn giúp được gì cho chúng ta?
*Trẻ kể theo hiểu biết và vốn hiểu biết của mình
- Ngay khi trẻ đề cập đến một hoạt động, hãy mô phỏng hoạt động đó.
*Xem video về những hoạt động của bàn tay:
- Chúng ta đã làm rất nhiều hoạt động với đôi tay của mình. Bây giờ, hãy chuyển sang màn hình và xem những gì bàn tay của chúng ta có thể làm cho chúng ta nữa!
- Bàn tay nhỏ có thể làm rất nhiều! Cô cùng các con tìm hiểu về bàn tay như thế nào nhé!
Hoạt động 2: Khám phá Đặc điểm cấu tạo và chức năng của bàn tay
- Mỗi chúng ta thường có bao nhiêu bàn tay?
+Tay trái và tay phải
- Bàn tay có bao nhiêu ngón?
+Cô cho trẻ đếm các ngón
- Hãy quan sát kỹ các ngón tay của con nhé!
- Con nhìn thấy gì trên các ngón tay của mình không?
Thí nghiệm 1: Nắm và mở hai bàn tay.
- Tại sao các ngón tay của các con bị gập lại?
+ Các ngón tay có thể đóng mở bằng khớp ngón tay.
- Trên mỗi ngón tay còn có thêm gì nữa không?
Thí nghiệm 2: Kiểm tra dấu vân tay của trẻ bằng kính lúp.
- Dấu vân tay trên ngón tay của chúng ta như thế nào?
+ Câu hỏi mở: Con có biết “tại sao vân tay của chúng ta không giống nhau không?”
Thí nghiệm 3: In vân tay
+ Trẻ in dấu vân tay của mình lên từng đầu ngón tay trên tờ giấy của mình.
- Đặc điểm của lòng bàn tay?.
+ Có đường chỉ tay.
+ Hơi lõm.
+ Cho trẻ bộc lộ cảm cảm xúc cách xoa hai lòng bàn tay chà sát vào nhau và áp lòng bàn tay lên má.
+ Cho trẻ lật ngửa bàn tay, quan sát và nhận xét sự khác nhau về màu da giữa mặt trước và mặt sau của bàn tay.
+ Xương giúp chúng ta có bàn tay chắc chắn, giúp khuân vác đồ vật bằng đôi tay khỏe và khéo léo.
Thí nghiệm 4: Cảm nhận nóng và lạnh.
- Hãy để trẻ sờ và cảm nhận sự khác biệt giữa chai nước ấm và chai nước lạnh.
Thí nghiệm 5: Nhận biết đồ vật bằng tay.
+ Nếu không nhìn thấy bên trong hộp làm sao các con biết bên trong có gì?.
+ Cho trẻ chia thành nhóm và thực hiện hoạt động: Sờ vào đồ vật trong hộp, sau đó tích chọn vào bảng đồ dùng của mỗi nhóm.
+ Cô cho trẻ kiểm tra kết quả và bổ sung câu hỏi “Làm sao con biết được?”.
- Tay của chúng ta thật tuyệt. Nó giúp chúng ta làm được nhiều điều trong cuộc sống. Vậy con có thể làm gì để giữ cho đôi tay của mình khỏe và đẹp?
+ Giữ tay sạch và khô.
+ Cắt móng tay.
+ Đeo găng tay khi thời tiết lạnh hoặc khi làm việc.
Hoạt động 3: Làm bàn tay thạch cao
- Dạy trẻ đổ bột thạch cao đã hoàn thiện vào khuôn tay sau khi đã in vào từng hộp cát (có nhạc nền trong quá trình thực hiện).
Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương.
- Tiết mục dân vũ “Rửa tay”.
Lợi ích dùng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non
Khơi gợi khả năng sáng tạo
Một trong những lợi ích mà giáo án khám phá đôi bàn tay 5-6 tuổi mang lại cho trẻ mẫu giáo đó là kích thích óc sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú. Giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay với phương pháp giáo dục STEAM tập trung vào việc tạo ra một môi trường để trẻ có thể học một cách vui vẻ để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn là lý thuyết suông. Trẻ được chủ động học tập để tiếp thu kiến thức và nâng cao khả năng tư duy logic, xử lý tình huống.
Truyền cảm hứng học tập
Khác với cách giáo dục truyền thống, trẻ tiếp thu một cách thụ động những kiến 1 chiều từ giáo viên khiến trẻ cảm thấy nhàm chán. Giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay cho trẻ tự do tìm tòi, khám phá, phù hợp với sở thích và khả năng của trẻ. Trẻ hứng thú và hào hứng học tập, tiếp thu kiến thức vì có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.
Phát triển kỹ năng cần thiết
Giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay kết hợp năm lĩnh vực: Công nghệ, Khoa học, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Vì vậy, khi được dạy theo cách này, trẻ được tiếp cận với lượng kiến thức phong phú, đa dạng từ nhiều môn học để rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết như:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Với mỗi tình huống, dự án khám phá bàn tay bé, giáo viên đặt câu hỏi trẻ cần giải quyết vấn đề gì trước khi bắt đầu tìm câu trả lời. Điều này cho giúp trẻ nâng cao kỹ năng phân tích, đặt câu hỏi, đưa ra quyết định và dự đoán kết quả.
- Kỹ năng đặt câu hỏi: Giáo án khám phá bàn tay bé, giúp trẻ rèn luyện và phát triển kỹ năng đặt câu hỏi. Suy nghĩ chín chắn, hình thành giả thuyết, đặt câu hỏi, tìm câu trả lời và giải quyết vấn đề trong các tình huống gặp phải.
- Kỹ năng quan sát: Đây là một kỹ năng quan trọng khác mà giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay dạy cho trẻ em. Trong quá trình học tập, ứng phó với các tình huống đòi hỏi ở trẻ khả năng quan sát nhạy bén, nhanh nhạy để nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng.
Thông qua giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay, hy vọng quý phụ huynh hiểu được sự quan trọng của phương pháp STEAM. GSP (Gakken STEAM Program) là chương trình học được Tập đoàn Gakken Holdings (Nhật Bản) và KiddiHub nghiên cứu và biên soạn riêng cho trẻ mầm non tại Việt Nam. Giúp trẻ phát triển hơn các kỹ năng quang trọng. Phương pháp STEAM đang được vận dụng trên khắp thế giới vì sự hiệu quả của nó đem lại quá cao, khiến nhiều phụ huynh tin tưởng và cho con đồng hành.
Có thể bạn quan tâm: Giáo án STEAM ngôi nhà của bé